Thay chậm hủy chuyến thành chưa đúng giờ: Ai thích mập mờ?

Nghĩa của hai cụm từ "chậm hủy chuyến" và "bay chưa đúng giờ" khác nhau rất xa nhưng không hiểu sao vẫn được dùng thay thế cho nhau.

"Mập mờ đánh lận con đen"

Ngày 28/5/2018, GS.TS Phạm Tất Dong - nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương không hiểu vì sao Cục Hàng không Việt Nam lại thay đổi cụm từ "chậm hủy chuyến" thành "bay chưa đúng giờ" trong báo cáo tình hình khai thác các chuyến bay của các hãng hàng không.

Ông Dong chia sẻ, vấn đề bản chất của sự việc như thế nào thì phải tìm đúng ngôn tử chỉ chính xác bản chất ấy.

"Hủy chuyến bay được hiểu là chuyến bay đấy bị bỏ, không bay nữa. Còn bay chưa đúng giờ là có thể chuyến bay đó sẽ bay trước hoặc bay sau. Trong khi đó, theo quy định việc bỏ chuyến bay phải bồi thường nhiều hơn là chậm giờ, tính chất của bỏ chuyến bay nghiêm trọng hơn bay chưa đúng giờ rất nhiều" - ông Dong phân tích.

Để làm rõ hơn vấn đề, nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương lấy ví dụ: "Trong một lần tôi đi công tác nước ngoài, chậm giờ bay 30 phút (bay chưa đúng giờ). Khi đó hãng hàng không của nước bạn có phát cho tôi một tấm thẻ trị giá 7 USD và hướng dẫn lên quầy đổi thẻ lấy thứ gì đó tương đương giá trị 7 USD. Nếu bỏ chuyến thì tôi sẽ phải làm lại thủ tục hàng không từ đầu và thời gian bay lui lại hơn so với dự kiến ban đầu của mình rất nhiều, khi đó chắc chắn phía hãng sẽ phải đền bù thiệt hại cho tôi nhiều hơn con số 7 USD".

thay cham huy chuyen thanh chua dung gio ai thich map mo
Hành khách vạ vật ở sân bay Tân Sơn Nhất vì máy bay chậm hủy chuyến.

Từ đó, ông Dong cho biết: "Nghĩa của hai cụm từ "chậm hủy chuyến" và "bay chưa đúng giờ" khác nhau rất xa nhưng vẫn được dùng diễn tả cho một sự việc cũng giống như việc Bộ GTVT thay đổi thu phí thành thu giá đã bị dư luận phản ứng".

Nguyên nhân của việc thay đổi này được ông Dong nhận định là sự "mập mờ đánh lận con đen" nhằm tránh khuyết điểm, giúp cho doanh nghiệp càng có lợi khi chậm hủy chuyến bay. Nếu không như vậy, cần phải nhìn thẳng vào sự việc, gọi sự việc đó bằng ngôn từ đúng đắn nhất.

Chuyện cười?

Trước sự thay đổi của Cục Hàng không Việt Nam, nhiều độc giả báo Đất Việt tỏ ra ngỡ ngàng, nghĩ rằng đó chỉ là chuyện cười chứ không phải sự thật. Trong đó, một số độc giả băn khoăn việc thay đổi như thế kéo theo hệ lụy, không biết phải thay đổi các ngôn từ khác đã gắn bó trong cuộc sống như thế nào.

PGS.TS Hồ Uy Liêm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bình luận, Cục Hàng không Việt Nam đã rất sáng tạo, noi gương Bộ GTVT mà thay cụm từ quen thuộc "chậm hủy chuyến" (delay, cancel) bằng "chưa đúng giờ".

"Không rõ các "nhà ngôn ngữ nghiệp dư" có hiểu có sự khác nhau rất lớn giữa những cụm từ mới và các cụm từ cũ hay không. Và nên nhớ rằng trong hoạt động của mình phải đảm bảo tính minh bạch chứ không nên dùng tiểu xảo để qua mặt người dân" - ông Liêm bày tỏ.

Độc giả Chuyển Ngữ cho rằng, nếu như việc thay đổi ngôn từ của Cục Hàng không Việt Nam để bớt đi sự u ám, kích thích các hãng hàng không bay đúng giờ thì cũng nên đổi tên hàng loạt vấn đề khác trong xã hội như: Vi phạm giao thông đổi thành "chưa hiểu hết luật giao thông", còn tai nạn giao thông đổi thành "chầy xước di chuyển".

Còn độc giả Phan Minh chia sẻ: "Mới nghe qua cứ tưởng đây là câu chuyện của các Táo trong Gặp nhau cuối năm. Cứ đà đổi cách gọi các vấn đề gây bức xúc như thu phí, ngập nước, ùn tắc, chậm giờ... sau này có thể thành... đề tài nghiên cứu".

thay cham huy chuyen thanh chua dung gio ai thich map mo Hàng không đổi khái niệm ‘chậm hủy chuyến’ thành ‘bay chưa đúng giờ\'

Trong báo cáo tình hình khai thác các chuyến bay của các hãng hàng không, Cục hàng không đã thay đổi khái niệm này mà ...

thay cham huy chuyen thanh chua dung gio ai thich map mo Nhiều chuyến bay đến Sài Gòn phải chuyển hướng do thời tiết xấu

Ngày nghỉ lễ 30/4 năm nay, nhiều chuyến bay của hãng Vietjet Air đến Sài Gòn phải hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh do ...

/ Đất Việt