Tầng ôzôn ở Bắc bán cầu sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2030

Tầng ôzôn ở Bắc bán cầu sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2030; đến năm 2050, tầng ôzôn tại Nam bán cầu và đến năm 2060 tại những vùng cực Nam bán cầu sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Công Thành đưa ra trong Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019, tổ chức sáng 16.9 tại Hà Nội.

Tháng 12.1994, Phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã ra Nghị quyết số 49/114 lấy ngày 16.9 là Ngày quốc tế Bảo vệ tầng ôzôn. Hằng năm, tất cả các nước thành viên tham gia Nghị định thư Montreal đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm trọng thể này.

Kể từ đó đến nay, Ngày quốc tế về Bảo vệ tầng ôzôn là dịp để các quốc gia trên thế giới tăng cường nhận thức và có những hành động thiết thực bảo vệ tầng ôzôn, giữ gìn môi trường sống của nhân loại vì sự phát triển bền vững.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, cứ mỗi thập kỷ trôi qua tính từ năm 2000, tỉ lệ phục hồi của tầng ôzôn là 1-3%. Với tỉ lệ phục hồi như vậy, tầng ôzôn ở Bắc bán cầu sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2030; đến năm 2050, tầng ôzôn tại Nam Bán cầu và đến năm 2060 tại những vùng cực Nam bán cầu sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Những nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn đã đóng góp cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua ngăn ngừa phát thải khoảng 135 tỉ tấn CO2 tương đương từ năm 1990 đến năm 2010.

tang ozon o bac ban cau se duoc phuc hoi hoan toan vao nam 2030
Các đại biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Nguyễn Hà

Bà Caitlin Wiesen, quyền Điều phối viên Thường trú Liên Hợp quốc, Trưởng Đại diện UNDP Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn kể từ tháng 1 năm 1994, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal.

Các chất làm suy giảm tầng ôzôn bị kiểm soát, loại trừ theo quy định của Nghị định thư Montreal bao gồm: CFC, Halon, CTC, HCFC và Methyl Bromide; các chất này được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu.

tang ozon o bac ban cau se duoc phuc hoi hoan toan vao nam 2030
Bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, Phó Giám đốc của dự án cho biết, kết thúc giai đoạn 1 đã giảm được 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Ảnh: Nguyễn Hà

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II (2018-2023) nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, Phó Giám đốc của dự án cho biết, kết thúc giai đoạn 1, chúng ta đã giảm được 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC theo nghị định thư Montreal, trong giai đoạn 2 đặt mục tiêu loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Dự án được triển khai thực hiện dự kiến sẽ hỗ trợ hơn 80 doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ nhằm đạt mục tiêu loại trừ tiêu thụ 1.000 tấn HCFC-22 và loại trừ hoàn toàn HCFC-141b trộn sẵn trong polyol trong sản xuất xốp cách nhiệt.

tang ozon o bac ban cau se duoc phuc hoi hoan toan vao nam 2030 Công ty Trung Quốc sơn xanh đá "ngụy trang" thành cây lừa thanh tra môi trường
tang ozon o bac ban cau se duoc phuc hoi hoan toan vao nam 2030 Ảnh: 30 công nhân hút bùn xuyên đêm cạnh nhà máy Rạng Đông
tang ozon o bac ban cau se duoc phuc hoi hoan toan vao nam 2030 Vụ thảm sát 8 nữ y tá: Phá án nhờ hình xăm “Sinh ra từ địa ngục”
/ laodong.vn