Nguồn lợi kinh tế do Nam Kỳ mang lại sẽ gánh bớt một phần chi phí chiếm đóng Việt Nam, mối băn khoăn của triều đình Napoléon III ngay từ những toan tính ban đầu.
Đầu Thế kỷ 19, khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, họ quyết tâm xây dựng một trung tâm hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa… để phục vụ chiến lược khai thác thuộc địa ở vùng đất giàu có này. Và một đô thị hiện đại, “Hòn Ngọc Viễn Đông” dần hình thành. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu đến quý độc giả loạt bài tổng hợp, nghiên cứu về quá trình hình thành đô thị Sài Gòn của Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Thành phố Hồ Chí Minh.
Sài Gòn là một thành phố nhỏ tọa lạc tại khu vực giới hạn bởi sông Sài Gòn (phía Đông), rạch Thị Nghè (phía Bắc), rạch Bến Nghé (phía Nam). Cư dân sinh sống ở đây ước tính khoảng 100.000 người, phần lớn tập trung tại Sài Gòn và Chợ Lớn.
Cho đến năm 1859, Sài Gòn vẫn còn là một trung tâm hành chính quân sự. Các công trình xây dựng lớn chủ yếu phục vụ cho chức năng cai trị và phòng thủ, hoàn toàn chưa có những tiện nghi công cộng, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một thành phố thương mại, thành phố cảng.
Bản đồ Sài Gòn cổ, được người Pháp vẽ vào năm 1790 |
Nhằm thực hiện mục tiêu chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ nước ta, tiến tới việc xác lập khu vực ảnh hưởng của đế quốc Pháp tại Viễn Đông, triều đình Paris, đặc biệt là các Đô đốc trực tiếp cai trị tại Nam Kỳ, đã gấp rút xúc tiến việc qui hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chính, quân sự, kinh tế, cảng v.v...) với dân số dự kiến lên đến trên nửa triệu người.
Mục đích chính của những nỗ lực nhằm sớm biến Sài Gòn thành một thành phố sầm uất, ngoài những yêu cầu về lãnh thổ, yêu cầu cạnh tranh ảnh hưởng với các thế lực đế quốc khác ở Viễn Đông, người Pháp còn muốn nhanh chóng khai thác Nam Kỳ, mà các chuyên gia Pháp đã nhìn thấy ở đó tiềm lực kinh tế to lớn.
Nguồn lợi kinh tế do Nam Kỳ mang lại sẽ gánh bớt một phần chi phí chiếm đóng Việt Nam, mối băn khoăn của triều đình Napoléon III ngay từ những toan tính ban đầu.
Một con phố Sài Gòn xưa |
Năm 1862 dự án thiết kế thành phố Sài Gòn của Coffyn được phê duyệt bao gồm cả vùng Chợ Lớn. Đến năm 1864, do diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, đặc biệt tình hình trị an đòi hỏi phải thu hẹp phạm vi thành phố, người Pháp cho tách khu Chợ Lớn ra khỏi thành phố Sài Gòn. Đây là một thay đổi cơ bản và thuận lợi nhất để tập trung đầu tư xây dựng khu trung tâm Sài Gòn.
Vùng Chợ Lớn trước khi người Pháp tới là điểm trung tâm cư dân người gốc Hoa. Họ là các thương nhân năng nổ, chăm chỉ làm ăn tạo cho Chợ Lớn thành một khu vực phát triển rất nhanh, nhất là sau khi người Pháp đến và xúc tiến việc khai thác thuộc địa.
Việc tách Chợ Lớn ra khỏi dự án thiết kế thành phố Sài Gòn còn giúp tạo điều kiện cho khu vực này phát triển nhanh chóng, việc buôn bán ở đây rất thuận lợi, vì khu vực Chợ Lớn khi đã tách ra, đất đai không bị hạn chế do phải dành mặt bằng cho khu hành chính, công thự, công trình công cộng... những cơ sở thiết yếu của một thành phố thủ phủ.
Bản đồ Sài Gòn năm 1896 do người Pháp lập quy hoạch |
Trước năm 1859, vùng đất nằm giữa Sài Gòn - Chợ Lớn vốn là vùng nông nghiệp trù phú. Chiến cuộc diễn ra, cư dân tại vùng này phải bỏ đi lánh nạn bất hợp tác với người Pháp, nên vùng đất trên bị hoang hóa. Khi người Pháp hoàn tất việc chiếm đóng Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông, họ nhanh chóng tiến hành khai thác kinh tế. Hiện trạng hoang hóa một vùng đất rộng lớn giữa Sài Gòn - Chợ Lớn là phí phạm.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc tách Chợ Lớn ra khỏi Sài Gòn giúp Chợ Lớn mở rộng nhanh về phía Sài Gòn, người Pháp còn thực hiện ở đây chế độ tá canh thu tô hoặc bán rẻ đất hoang cho những ai có nhu cầu làm ruộng, lập vườn, sản xuất các loại rau quả nhiệt đới mà người Âu rất ưa chuộng. Một khi vùng đất hoang hóa dần dần có người cư trú, giá đất Sài Gòn cũng sẽ được nâng lên, tốc độ đô thị hóa cũng tăng theo.
Bản đồ vùng Chợ Lớn năm 1874 hồi chưa có Kênh Tẻ, được tách ra khỏi vùng Sài Gòn |
Trước khi người Pháp đến, địa hình phạm vi Sài Gòn gồm một vùng cao ở phía Bắc, trải dài từ vùng lũy thành Sài Gòn đến vùng Mả Ngụy, nơi cư dân hầu hết là các nhà phú hộ đại bộ phận còn gọi là đồng ruộng, ao đìa. Cư dân nghèo sống chen chúc dọc theo rạch Bến Nghé trong các căn nhà nhỏ nửa đất nửa sàn. Giao thông trên bộ thời bấy giờ chủ yếu một số lô đất nhỏ được đắp cao lên vừa quá mức nước lúc triều cường.
Cho nên, khi người Pháp đưa ra dự án thiết kế thành phố, khó khăn đặt ra là làm thế nào cải tạo mặt bằng phục vụ cho việc thiết lập các cơ sở hạ tầng, xây dựng công thự, các công trình công cộng khác. Nói chung là những yêu cầu tối thiểu phải có trước mắt của một thành phố khả dĩ thích nghi với hoạt động thương mại phương Tây.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu Nhiếp ảnh gia Rév Miklós đã ghi lại những khoảnh khắc ở thủ đô trong chuyến thăm vào những năm cuối thập niên 50. |
Thành phố cổ Tallinn, nơi bị thời gian quên lãng Tallinn không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa quan trọng của Estonia. Nơi đây còn là hình ảnh phản chiếu ... |