Điều 5 trong Dự thảo Quy định chuẩn mực văn hóa phát ngôn công chức thuộc các cơ quan thuộc TP. Hà Nội ghi: “công chức phải hạn chế sử dụng ngôn ngữ địa phương”.
Hòn sỏi phòng thân |
Hạn chế nói ngọng, nói lắp e khó lắm |
Chúng ta hãy nhớ lại chuyện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, bằng giọng nói mang âm sắc xứ Nghệ và đã làm lay động hàng triệu trái tim, bởi vì Bác phát âm theo chuẩn chính tả tiếng Việt.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là nơi tụ hội của nhiều người từ các vùng miền khác nhau. Bởi vậy, việc “hạn chế sử dụng ngôn ngữ địa phương” cần được hiểu là phải hạn chế không được dùng những từ ngữ địa phương trong giao tiếp công việc, trong nói và viết, gây khó hiểu về ngữ nghĩa, chứ không phải hạn chế giọng, hay phát âm theo giọng địa phương.
Ví dụ những từ: "Bây chừ”, “nỏ", "chi” “răng”, “rứa” hay “hổm rày”, “hổng”, “trớt quớt”… Vì làm sao có thể hạn chế người sinh ra ở Nghệ nói giọng Nghệ, người Huế nói giọng Huế, người Nam Bộ nói giọng Nam Bộ được? Mà lấy quyền gì để cấm?
Mục đích trước nhất của ngôn ngữ là giao tiếp (Ảnh minh họa)
Mục đích và chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp, để liên lạc, và truyền tải thông tin với nhau. Có nhiều cách sử dụng ngôn ngữ, trong đó có nói và viết. Vì vậy, trong việc viết lách và nói năng, cần phải sử dụng ngôn ngữ sao cho người kia dễ hiểu hoặc ít nhất là hiểu đúng, không sai lệch.
Cái gốc của điều này là cần viết và nói theo đúng chuẩn chính tả. Bởi chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa...
Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lí – không hợp lí, hay – dở mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, không lỗi – lỗi. Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất trong mọi văn bản, mọi người, mọi địa phương. Viết ngược lại thì bị coi là sai chính tả, một lỗi lớn trong viết lách. Như vậy, việc phát âm chuẩn thì căn cứ vào việc phát âm có đúng với chính tả hay không đúng. Phát âm sai chuẩn thì bị coi là ngọng, bị chê cười. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng trong một số trường hợp là do yếu tố vùng miền, thổ âm người Bắc, người Trung, người Nam, nên việc phát âm không đúng hẳn 100% so với chuẩn chính tả. Chẳng hạn âm “ch-tr”, “x-s”, r-d-gi với người Bắc, âm khi đọc dấu hỏi, ngã với miền Trung, âm khi đọc từ có “ng”, “ch” ở cuối từ. Mục đích trước nhất của ngôn ngữ là giao tiếp, để liên lạc và truyền tải thông tin với nhau, nên việc hiểu không sai, hiểu đúng nhau mới là chính yếu và quan trọng. Bởi vậy, Quy định của chính quyền Hà Nội cần được sửa và hiểu là không dùng “từ ngữ địa phương” chứ không phải hạn chế “sử dụng ngôn ngữ địa phương”.
http://www.nguoiduatin.vn/quy-dinh-can-duoc-hieu-la-khong-dung-tu-ngu-dia-phuong--a341988.html