Quảng Nam: Đổ xô \"mót\" vàng sa khoáng gây sạt lở sông

Nhiều người dân Quảng Nam đổ về hạ lưu đập thủy điện Đắk Mi 4 đãi vàng sa khoáng. Không chỉ nguy hiểm đến tính mạng mà việc này còn gây ô nhiễm nguồn nước, sạt lở.

Đánh cược với “tử thần”

Sông Trường (đoạn chảy qua xã Phước Hiệp) sau khi lũ quét qua, nước vẫn chảy siết, đục ngàu hung dữ. Hai bên bờ sông Trường sạt lở lởm chởm những ụ đá, sỏi… hàng trăm người đủ mọi đang lặn ngụp đào cát đãi vàng. Người thì đào xúc, người thì ngồi đãi, họ chia ra từng tốp nhỏ khoảng 2 đến 3 người để đào đãi vàng. Với những công cụ thô sơ, chỉ cái xẻng và chiếc nón sắt, rồi lặn xúc cát lên đổ vào nón để đãi. Tới khi chỉ còn lại một lớp cát đen, người dân “làm sạch” lần nữa với hy vọng gạn được ít vảy vàng.

quang nam do xo mot vang sa khoang gay sat lo song

Người dân đổ xô tìm vàng dọc bờ sông.

Nơi người dân “mót” vàng chỉ cách đập thủy điện Đắk Mi 4 khoảng 18km. Nếu thủy điện Đắk Mi 4 bất ngờ xả lũ thì không biết tính mạng của hàng trăm người sẽ ra sao. Ai cũng biết mối nguy ấy, nhưng vẫn ngâm mình dưới dòng nước đục. Đáng lo ngại là trong đó không ít phụ nữ và trẻ em.

Người dân cho biết, những trận lũ lớn mang vàng cám từ thượng nguồn về tấp vào 2 bên bờ sông và chính những quãng sông bị xói lở, lộ ra những đé quặng chứa sa khoáng là cơ hội để người dân bòn vàng. Không có công ăn việc làm nên người dân đành phải bất chấp nguy hiểm để đào đất đá dưới sông tìm kiếm vận may.

quang nam do xo mot vang sa khoang gay sat lo song

Đào, đãi vàng trái phép gây ô nhiễm nguồn nước, gia tăng sạt lở bờ sông nơi đây.

Đang dầm mình dưới dòng sông chảy siết, chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi), trú xã Phước Hiệp cho biết: đợt mưa lũ vừa qua, nhà chị ngập gần 2m, bao nhiều đồ đạc trôi hết. Quanh năm sống bằng nghề trồng rừng, làm nương rẫy và chăm bón vườn tược. Nhưng do đợt mưa lũ vừa qua, nương rẫy chưa làm được. Keo trồng cũng chưa đến kỳ khai thác nên bà con đổ xô ra sông bòn vàng để kiếm tiền nuôi các con ăn học và tăng nguồn thu nhập của gia đình.

“Tôi và chồng mình không có công ăn việc làm gì nên đã ra bờ sông Trường để đào đãi vàng sa khoáng. Công việc đào đãi vàng rất vất vả nhưng cả ngày chỉ kiếm được từ 50.000 đến 100.000 ngàn đồng để đi mua gạo, cá thôi.”

Đồng cảnh ngộ, chị Tuyết (49 tuổi, thôn 10, xã Phước Hiệp) cho biết chỉ vì miếng cơm manh áo cho con nên mới phải liều mình dầm dưới nước bất chấp nước chảy siết và thủy điện xả bất ngờ đào, đãi vàng.

Khó ngăn chặn?

Sau những nhát cuốc của người đào vàng để lại những hố sâu hoắm hai bên bờ sông Trường. Từng mảng đất theo nước đổ xuống lòng sông. Bờ sông vốn đã bị nước lũ làm sạt lở, nay người dân bòn vàng càng làm cho nó sạt lở nặng hơn.

Qua tìm hiểu, những người đào đãi vàng chủ yêu ở xã Phước Hiệp, xã Phước Hòa, thuộc huyện Phước Sơn và một số người dân huyện Hiệp Đức, đa số họ không có nghề nghiệp ổn định. Một ngày họ bắt đầu làm từ 7 giờ cho đến chiều tối. Trung bình mỗi ngày họ chỉ kiếm vài chục ngàn đồng, nhiều nhất thì được vài trăm ngàn đồng.

Không chỉ đánh cược với “tử thần” nước lũ thủy điện, người dân đãi vàng còn phải tìm cách đối phó với chính quyền địa phương. Những người “mót” vàng tâm sự, chính quyền cấm và thường xuyên tổ chức truy quét, nhưng do không có việc làm gì nên đành lén đào đãi vàng để kiếm kế sinh nhai qua ngày.

Đại tá Nguyễn Giới- Trưởng Công an huyện Phước Sơn cho biết, sau khi nhận được thông tin một số người dân nghèo ở địa phương ra dọc bờ sông Trường để mót vàng, công an huyện đã tham mưu cho UBND huyện Phước Sơn để đến vận động tuyên truyền cho bà con hiểu và không được đào đãi vàng dưới sông nữa. Vì rất nguy hiểm đến tính mạng cho họ và làm ô nhiễm nguồn nước sông nơi đây. Tuy nhiên, thực tế khi vắng bóng lực lượng kiểm tra thì một số người lại tiếp tục ra sông Trường để mót vàng tìm vận may.

Ông Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, sau lũ đợt mưa lũ một số lượng vàng sa khoáng dưới sông Trường nhiều, một số người dân đã đi đào đãi vàng để kiếm thu nhập. Chính quyền địa phương đã nhiều lần truy quét nhằm hạn chế tình trạng đãi vàng trái phép và trực tiếp giao cho xã trực tiếp tổ chức người canh giữ, nhưng cấm được một thời gian thì người dân lại lén lút hoạt động. Trước mắt, huyện đã thống nhất với thủy điện Đắk Mi 4 mỗi khi xả lũ bất ngờ thì sẽ có loa thông báo, để đảm bảo an toàn cho người dân đang đánh bắt và đãi vàng ở khu vực hạ du sông Trường.

“Thời gian đến, huyện sẽ tiếp tục công tác đào tạo nghề ngay tại địa phương, nhằm giảm bớt tình trạng nhóm thanh niên thất nghiệp, rồi lại đi hành nghề đãi vàng như hiện nay.”- ông Hà nói.

quang nam do xo mot vang sa khoang gay sat lo song Cầu mới bàn giao 2 tháng đã hỏng nặng

Công trình nâng cấp, sửa chữa cầu Duy Phước - Cẩm Kim ở Quảng Nam đầu tư gần 17 tỉ đồng mới đưa vào sử ...

quang nam do xo mot vang sa khoang gay sat lo song Cận cảnh biển Thanh Hóa bị hà bá nuốt chửng từng ngày

Hàng trăm ha đất, rừng phi lao dọc bờ biển Thanh Hóa đang ngày đêm bị hà bá nuốt chửng bởi tình trạng xâm thực ...

quang nam do xo mot vang sa khoang gay sat lo song Quốc lộ 49A hơn 100 điểm sạt lở nguy cơ đứt đường

Mưa to kéo dài làm cho Quốc lộ 49A và đường Hồ Chí Minh từ thành phố Huế đi A Lưới xảy ra hơn 100 ...

/ http://www.nguoiduatin.vn