Nỗ lực thu hút lao động trẻ châu Á của Nhật Bản

Lao động nước ngoài, cả trí thức lẫn phổ thông, được kỳ vọng sẽ giúp vực dậy nền kinh tế già hóa của Nhật Bản. 

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban

Watcharainthorn Khamkherd tác nghiệp tại thị trấn Beppu trên hòn đảo phía nam Kyushu, Nhật Bản. Ảnh: NAR.

Watcharainthorn Khamkherd, một thanh niên 23 tuổi người Thái Lan, đến thị trấn suối nước nóng Beppu trên hòn đảo phía nam Kyushu, Nhật Bản để lập nghiệp. Thông thạo tiếng Anh, Khamkherd cùng một người bạn học Việt Nam thành lập công ty chuyên sản xuất video hồi tháng 4, Nikkei Asian Review đưa tin.

Công ty, với tên gọi Steqqi, sản xuất các video quảng cáo cho doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu mở rộng thị trường trong khu vực châu Á. "Chúng tôi có nhiều mối quan hệ với sinh viên tại trường đại học châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi có thể làm video bằng nhiều thứ tiếng với các góc nhìn khác nhau", Khamkherd nói.

Hy vọng đảo ngược đà giảm của nền kinh tế địa phương, thị trấn Beppu cởi mở chào đón người trẻ từ nhiều nước châu Á đến lập nghiệp. Họ cho sinh viên ngoại quốc thuê phòng trong các căn hộ. Các nhà hàng, khách sạn và siêu thị sẵn lòng thuê thanh niên nước ngoài làm việc bán thời gian. Sau khi tốt nghiệp, những người trẻ này có thể "đầu quân" cho các doanh nghiệp địa phương ở nhiều vị trí khác nhau từ nhân viên, trưởng nhóm cho đến quản lý.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe áp dụng nhiều biện pháp để thu hút nhân lực nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế đang già hóa. Trong 5 năm, số lượng lao động nước ngoài làm việc ở Nhật Bản đã tăng 86% lên 1,3 triệu, đa số thông qua chương trình thực tập sinh đào tạo nghề.

Năm 2017, chính quyền của Thủ tướng Abe áp dụng chương trình "thẻ xanh", cấp thẻ thường trú nhân cho người lao động tay nghề cao với thời hạn một năm. Mục đích của chương trình này là để thu hút các kỹ sư công nghệ thông tin, các nhà đầu tư và doanh nhân trên khắp thế giới đến Nhật Bản.

Hồi tháng 12/2018, Nhật Bản lần đầu tiên thông qua dự luật tiếp nhận công nhân nước ngoài trong các ngành nghề chân tay, đồng thời mở ra cho những người lao động phổ thông này cơ hội cư trú lâu dài. Theo đó, công nhân nước ngoài sẽ được cấp thị thực làm việc 5 năm trong 14 ngành nghề quy định với điều kiện họ đáp ứng được yêu cầu về trình độ tiếng Nhật và kỹ năng nghề. Những người có trình độ lao động cao hơn sẽ có cơ hội được cấp thẻ thường trú nhân. Tuy nhiên, đạo luật này cấm người lao động mang theo gia đình trong thời gian thị thực lao động 5 năm có hiệu lực.

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban

Các nghị sĩ Nhật Bản tranh cãi trong phiên làm việc ngày 8/12/2018 để xem xét dự thảo luật nới lỏng các quy định về lao động nhập cư. Ảnh: Kyodo.

Những lao động trẻ, chăm chỉ và tham vọng từ khắp nơi ở châu Á đổ tới Nhật Bản, trở thành hy vọng cho một nền kinh tế thiếu nhân lực trầm trọng, đặc biệt trong ngành nông nghiệp và xây dựng. Lực lượng lao động nước ngoài không chỉ giúp hồi sinh các ngành công nghiệp mà còn là động lực thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nhìn xa hơn thị trường nội địa.

"Những nhân viên trẻ trung và nhiệt huyết đủ dũng cảm để làm việc ở nước ngoài bơm một nguồn năng lượng mới vào các công ty", Susumu Nagahashi, giám đốc của một tập đoàn chuyên tuyển dụng lao động nước ngoài có tay nghề cao cho các doanh nghiệp ở Tokyo và các vùng lân cận, cho biết.

Dẫu vậy, nội bộ chính phủ Nhật Bản không hoàn toàn đồng thuận với kế hoạch của Thủ tướng Abe. Các đảng đối lập lo ngại ông Abe sẽ điều chỉnh chính sách nhập cư, một chủ đề nhạy cảm ở đất nước Đông Á này. Bất chấp những ý kiến trái chiều, chính phủ của ông Abe vẫn xúc tiến hành loạt sáng kiến để bổ sung cho lực lượng lao động trong nước đang thiếu hụt trầm trọng.

Thủ tướng Abe tin rằng lao động nước ngoài sẽ giúp kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ổn định trở lại. Kinh tế Nhật quý 3/2018 giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế mất động lực tăng trưởng và lạm phát thấp, Thủ tướng Abe đặt mục tiêu đến năm 2020 tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản sẽ đạt 600 nghìn tỷ yên (5,4 nghìn tỷ USD). Hiện GPD của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới khoảng 550 nghìn tỷ yên.

"Chúng ta cần phá vỡ cách suy nghĩ truyền thống", Thủ tướng Abe tuyên bố. "Tôi sẽ tạo ra một Nhật Bản thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới".

Một trong trong những lực cản lớn nhất đối với kinh tế Nhật là thiếu nhân lực. "Tốc độ thuê người lao động đang chậm lại trong những tháng gần đây", Frederic Neumann, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC ở Hong Kong, nhận xét. Theo nhà kinh tế này, việc tăng số lượng lao động nước ngoài, "dù chỉ tạm thời, rất quan trọng để giữ đà tăng trưởng và giải quyết một số thách thức mang tính cấu trúc trong nền kinh tế, bao gồm nợ công cao và giảm phát kéo dài".

Bất chấp các sáng kiến khuyến khích phụ nữ và người cao tuổi gia nhập thị trường lao động, số liệu tháng 9/2018 cho thấy tỷ lệ ứng viên trên số lượng việc làm ở Nhật Bản là 1,64, nghĩa là chỉ có 100 người lao động ứng tuyển cho 164 vị trí, thấp kỷ lục trong 44 năm.

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban

Một nửa sinh viên học tập tại trường đại học Ritsumeikan châu Á Thái Bình Dương ở thị trấn Beppu là sinh viên nước ngoài. Ảnh: NAR.

Song Tao, người Trung Quốc, chịu trách nhiệm phát triển kế hoạch kinh doanh ở thị trường nước ngoài cho công ty thương mại Marubishi. Chàng thanh niên 30 tuổi này sinh ra ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, học ngành quản lý ở đại học châu Á Thái Bình Dương trước khi "đầu quân" cho công ty Marubishi vào năm 2013. Hiện anh hỗ trợ công ty quản lý hoạt động ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam cũng như đang chuẩn bị khai phá thị trường Indonesia và Thái Lan.

Khó khăn lớn nhất với các lao động nước ngoài là rào cản ngôn ngữ. Một số trường hợp không đáp ứng được yêu cầu kỹ năng của các công ty Nhật Bản. Trong tổng số 23.946 sinh viên nước ngoài tốt nghiệp chương trình đại học chính quy 4 năm và thạc sĩ ở Nhật Bản từ tháng 3/2016 đến 2017, chỉ 36% kiếm được việc làm. Mục tiêu của chính phủ Abe là nâng tỷ lệ này lên 50%.

Ngoài ra, có công ăn việc làm ở Nhật chưa chắc đồng nghĩa với cơ hội "an cư lạc nghiệp". Nhiều lao động trí thức được phép mang theo vợ chồng, con cái đến Nhật nhưng không được đi cùng cha mẹ. Đó là lý do chính khiến nhiều người sau một thời gian lao động ở Nhật quyết định trở về quê hương để chăm sóc cho người thân.

Điều kiện cư trú dài hạn ở Nhật đối với lao động phổ thông còn khắt khe hơn, khiến nhiều người làm nghề giúp việc gia đình hay công nhân xây dựng thích lựa chọn Singapore, Trung Quốc, Malaysia và nhiều nước khác trong khu vực hơn. Tỷ lệ lao động nhập cư so với dân bản địa ở các thành phố cấp trung ương ở Thái Lan là 5,2%, ở Hàn Quốc là 2,3% còn ở Nhật Bản chỉ 1,8%, theo số liệu thống kê của tổ chức di cư quốc tế.

Dù không thể phủ nhận điều kiện sống và mức lương ở Nhật Bản cao hơn so với mặt bằng chung, nhiều người lao động vẫn chọn Singapore hay Trung Quốc, những trung tâm kinh tế trong khu vực thu hút nhân lực quốc tế. Singapore đứng thứ 13 trên 63 thị trường về năng lực thu hút nhân tài toàn cầu, theo trường kinh doanh IMD ở Thụy Sĩ, trong khi đó, Nhật chỉ đứng thứ 29.

Các chuyên gia nhận xét điểm yếu lớn nhất của chậm thay đổi. "Thật khó để Nhật Bản có thể duy trì đà tăng trưởng hiện tại mà không mở rộng lực lượng lao động", nhà phân tích Neumann của HSBC nói.

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban Lao động trẻ em ở TP HCM, bài toán chưa có lời giải

Tại TPHCM, từ trước tới nay, giải quyết tình trạng lao động trẻ em luôn là bài toán khó do nhiều nguyên nhân.

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban Lao động trẻ Trung Quốc làm công việc đầu tiên chỉ 7 tháng

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy nhiều lao động Trung Quốc dưới 23 tuổi làm công việc đầu tiên của họ chỉ khoảng 7 ...

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban Hơn 50% trẻ em thế giới đối mặt đe dọa

Một báo cáo được Tổ chức Save the Children (Anh) công bố hôm 30-5 cho thấy hơn 1/2 trẻ em trên thế giới đang chịu ...

no luc thu hut lao dong tre chau a cua nhat ban Gần 140.000 bạn trẻ 9X đã trở thành các ‘ông chủ’

Thống kê cho thấy có tới 140.000 bạn trẻ đã làm chủ DN, nhưng lao động trẻ Việt Nam chủ yếu làm việc ở khu ...

An Hồng

/ https://vnexpress.net