Theo ghi nhận của tờ báo tài chính nổi danh Nhật Bản - Nikkei, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra yêu cầu cho các công ty tham gia vào việc sản xuất máy thở nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia chống lại đại dịch Covid-19 và các bệnh hô hấp truyền nhiễm khác, điển hình là Vingroup.
Máy thở là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại coronavirus |
Vào ngày 22 tháng 4, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội diễn ra trên toàn quốc trước đó. Tuy nhiên, Việt Nam muốn đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu thiết bị y tế, đặc biệt là máy thở, trong bối cảnh làn sóng nhiễm lây nhiễm thứ hai có thể xảy ra. Bài học của Singapore khiến Việt Nam đã chuẩn bị cơ chế phòng vệ.
Trên thực tế, làn sóng dịch bệnh thứ 2 đã tấn công Singapore – đảo quốc này đang phải đối mặt với số lượng lớn các trường hợp nhiễm Covid-19 mặc dù ban đầu họ đã dập tắt sự lây lan.
Các công ty nội địa, điển hình và dẫn đầu là Vingroup - tập đoàn lớn nhất Việt Nam, đã nhanh chóng thực hiện việc tìm kiếm đối tác, mua các quyền sở hữu sáng chế, kĩ thuật chế tạo và thực hiện nghiên cứu để sản xuất các thiết bị y tế. Trong tuần qua, Vingroup cho biết, tập đoàn này đã thành công trong việc chế tạo các nguyên mẫu của hai loại máy thở VFS-410 và VFS-510. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Vingroup, Viện Công nghệ Massachusetts và công ty Medtronic (Hoa Kỳ).
Động thái e ngại làn sóng tiếp theo của Covid-19 tấn công Việt Nam rõ ràng là có cơ sở, bởi Việt Nam tiếp giáp gần với Trung Quốc với đường biên giới kéo dài tới 1.200km - nơi có thể “nhập khẩu” vào Việt Nam nhiều loại bệnh khác nhau, mà trước đó đã là dịch SARS năm 2003. Dù thắt chặt các chuyến bay quốc tế đến và đi, thì Việt Nam vẫn phải cẩn thận với các ca bệnh có thể vào Việt Nam bằng đường bộ.
Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng cho biết: “Việt Nam có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc mua máy thở từ nước ngoài, do nhu cầu về thiết bị này trên toàn cầu đang vượt xa nguồn cung.” Bộ Y tế cũng đang hỗ trợ việc sản xuất màn hình theo dõi tình trạng bệnh nhân, máy tiêm truyền và máy lọc máu và nhiều sự hỗ trợ khác nữa, theo một công bố chính thức được ban hành trước đó. Bộ Y tế không nêu rõ cụ thể, cần bao nhiêu máy thở nhưng theo một số ước tính, Việt Nam có tổng cộng 4.000 máy thở.
Theo Nikkei, động thái của Chính phủ Việt Nam phù hợp với tham vọng trở thành trung tâm sản xuất của khu vực. Hà Nội muốn các nhà sản xuất trong nước khai thác thị trường y tế và xuất khẩu sản phẩm. Việt Nam cho biết quân đội của họ đã phát triển bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 hiện đã có mặt ở một số thị trường châu Âu, như Anh, Phần Lan, Ba Lan, Ukraine và Campuchia. Vào ngày 15 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các cơ quan liên quan dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thiết bị y tế, như mặt nạ y tế và bộ quần áo phòng ngừa, sau khi ổn định thị trường chứng khoán trong nước.
Vingroup cho biết lô máy thở đầu tiên sẽ sẵn sàng trải qua các bài thử nghiệm cuối cùng vào giữa tháng 5 và dự kiến sẽ có được giấy phép sản xuất hàng loạt cũng vào thời điểm đó. Nhà máy của Vingroup cũng có thể sản xuất hàng loạt, và sẵn sàng hợp tác với các đối tác khác để sản xuất máy thở cung cấp cho thị trường nước ngoài.
Bài gốc: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Coronavirus/Hanoi-mobilizes-Vingroup-to-make-ventilators-ahead-of-next-virus-wave
Vingroup sản xuất thành công 2 mẫu máy thở điều trị Covid-19
Hai mẫu máy thở do Vingroup sản xuất sẽ được nội địa hóa với tỷ lệ lên tới 70%. Dự kiến lô máy thở đầu ... |
Vingroup hoàn thành chế tạo máy thở trong ba tuần
VFS-410 và VFS-510 là hai mẫu máy thở xâm nhập được các kỹ sư trong nước nghiên cứu, cải tiến, làm chủ công nghệ, tỷ lệ ... |
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được Forbes tôn vinh trong “bảng vàng” chống dịch
Nhằm tôn vinh những cá nhân có nhiều đóng góp nổi bật trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19, Forbes đã lập “bảng vàng” đặt ... |