Nếu "thủ phủ heo" thất thủ!

Tháng 3.2019, Đại diện Cục Thú y cho rằng khuyến nghị của FAO “công bố tình trạng khẩn chấp dịch tả lợn Châu Phi” là không hợp lý. Nguyên do là ở VN các ổ dịch tả đều xuất hiện ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và được phát hiện kịp thời và “không còn nguy cơ đe dọa”. Giờ đây, dịch đã “vào Nam”, đã đe dọa “thủ phủ heo Đồng Nai”.

neu thu phu heo that thu
“Một số tỉnh nghe báo cáo rất hay và khá bình tĩnh như chưa hề có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra nhưng trên thực tế thì heo chết quăng đầy bên đường, xác trôi đầy sông”- Lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến

“Ngồi trên đống lửa”, “trông chờ may rủi” là cảm giác của người chăn nuôi trước nguy cơ dịch tả lăm le “gõ cửa nhà mình” vào tháng 3 năm ấy. Nỗi lo ấy là chính đáng với những người đã cầm cố tất tật cả sổ đỏ, ruộng vườn vay ngân hàng để chăn nuôi.

Nỗi lo ấy bất chấp những khuyến cáo, những cam kết, những hứa hẹn, những trấn an.

Nông dân đã làm tất cả những gì để có thể “tự cứu mình”: Vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, kỹ lưỡng từng lon cám mớ bèo. Nhưng rồi, điều không mong muốn đã xảy ra: Dịch tả đã tràn tới thủ phủ heo Đồng Nai, bất chấp nỗ lực “dựng hàng rào” của chính quyền.

“Nếu khả năng xấu nhất không kiểm soát được dịch bệnh thì thiệt hại thật kinh khủng”- lời ông Võ Văn Chánh, PCT UBND tỉnh Đồng Nai. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cũng nói hậu quả sẽ “rất nghiêm trọng” nếu Đồng Nai "thất thủ" trước dịch bệnh. Còn dân thì “gia đình tôi không biết sống thế nào nữa”.

Dịch tả heo châu Phi, đến nay, đã xảy ra tại 2.296 xã trên địa bàn 204 huyện của 29 tỉnh, thành trên cả nước. Trên 1,2 triệu con heo (chiếm trên 4% tổng đàn cả nước) đã phải tiêu hủy vì dịch bệnh.

Để dịch tả lợn Châu phi lan từ Bắc vào Nam, phải nói thẳng, là hậu quả của sự bất lực, là thất bại của hệ thống kiểm soát trước nguyên nhân đã được nhìn thấy trước: Tình trạng giết mổ lậu, vận chuyển lậu không qua kiểm soát.

Cần công bằng rằng kiểm soát dịch bệnh đang cực khó với đặc điểm 2,5 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu chăn nuôi trong khu dân cư.

Khó đến mức ngay chính Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cũng than rằng: Trong suốt 40 năm làm việc trong ngành chăn nuôi, chưa bao giờ ông thấy “bí” trong kiểm soát và ngăn chặn dịch tả Châu Phi như bây giờ

Bí vì “đặc điểm của dịch chưa có văcxin hay thuốc chữa”. Bí vì “bối cảnh chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ thủ công và mua bán thịt heo phức tạp”.

Nhưng con heo nó đâu có cánh để có thể bay, đâu có thể độn thổ mà bảo không nhìn thấy.

Giờ không phải lúc tranh luận khuyến nghị của FAO nữa mà đang cần một cam kết, rằng sẽ không để dịch lây lan thêm một tỉnh thành nào nữa, rằng sẽ chấm dứt tình trạng “một số tỉnh nghe báo cáo rất hay và khá bình tĩnh như chưa hề có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra nhưng trên thực tế thì heo chết quăng đầy bên đường, xác trôi đầy sông”, rằng sẽ không để thất thủ ngay tại thủ phủ heo của cả nước với tổng đàn lên tới 2,5 triệu con, để ít nhất tránh đi được một thảm họa.

neu thu phu heo that thu Thách thức với Trung Quốc khi đối phó dịch tả lợn châu Phi

Số lượng lợn chết vì dịch ở Trung Quốc năm nay có thể lên đến 200 triệu con, bằng tổng số đàn lợn ở châu ...

neu thu phu heo that thu Chặn 'thịt nóng' vì dịch tả heo châu Phi, TP.HCM tăng dự trữ thịt mát, thịt đông lạnh

Mỗi ngày, TP.HCM tiêu thụ khoảng 10.000 con heo chủ yếu được giết mổ, vận chuyển từ các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng ...

neu thu phu heo that thu Hà Nội thông tin nóng về dịch tả lợn châu Phi

Do dịch tả lợn châu Phi, thời gian qua giá lợn hơi trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn biến động khó lường, hiện ...

neu thu phu heo that thu Địa phương đầu tiên ở miền Tây xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

68 con heo của hai gia đình tại hai xã ở tỉnh Hậu Giang được tiêu hủy sau khi phát hiện dịch bệnh.

/ Lao động