Mỹ tin đủ lực phong tỏa Nga

Việc Mỹ đe dọa phong tỏa trên biển đối với Nga là câu chuyện hoàn toàn phi lý và được đánh giá tương đương với lời tuyên chiến.

Lòng vả, lòng sung

Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke mới đây cho rằng chiến lược phong tỏa hải quân có khả năng được sử dụng như một phương án để ngăn chặn các nguồn cung khí đốt của Nga đến Trung Đông nhằm tránh tình huống như hiện nay ở châu Âu, nơi Moscow kiểm soát các nguồn cung năng lượng của khu vực này.

Ngày 30/9, Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov đã chỉ trích phát biểu của ông Bộ trưởng Zinke. Trên mạng xã hội Twitter, ông Pushkov nói: "Người đứng đầu Bộ Nội Mỹ đã cáo buộc Nga có ý định cung cấp tài nguyên năng lượng cho Trung Đông và đe dọa phong tỏa biển của chúng tôi. Ngoài việc đây là chuyện hoàn toàn phi lý, thì về mặt pháp lý quốc tế, nếu Mỹ phong tỏa biển của Nga sẽ tương đương với lời tuyên chiến".

my tin du luc phong toa nga

Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Washington Examiner, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ cho rằng hải quân nước này đủ khả năng để phong tỏa khả năng của Nga trong việc kiểm soát nguồn cung năng lượng tới Trung Đông.

Ông Zinke nói: "Nước Mỹ có đủ khả năng, với lực lượng hải quân của chúng ta, đảm bảo các tuyến đường biển luôn mở, và nếu cần thiết có thể phong tỏa để năng lượng của họ (Nga-PV) không ra được thị trường".

Quan chức Mỹ cho rằng khả năng bán năng lượng có vai trò "tối thượng" giúp nền kinh tế Nga "sống sót". Ông nói: "Tôi tin rằng lý do để Nga hiện diện ở Trung Đông là họ muốn trở thành một nhà môi giới năng lượng như họ đang làm ở Đông Âu và Nam Âu".

Đối với một "ông lớn" về năng lượng khác trong khu vực, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Zinke cho rằng có 2 cách để "xử lý" Iran, bằng lựa chọn quân sự hoặc kinh tế. Tuy nhiên, ông này cho tỏ ra ưu tiên phương án kinh tế đối với Nga và Iran hơn vì cho rằng Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới.

my tin du luc phong toa nga

Mỹ quá tự tin vào sức mạnh hải quân của mình?

Phát biểu của ông Zinke đã gián tiếp chỉ ra rằng Mỹ muốn làm chủ về năng lượng ở Trung Đông, cả khai thác lẫn buôn bán, như lâu nay vẫn làm, thậm chí không ngại đối đầu quân sự với Nga.

Mỹ hiện đang tỏ rõ sự "hậm hực" vì không thể kiểm soát nguồn lợi dầu mỏ ở Syria sau khi Nga trực tiếp hỗ trợ lực lượng chính phủ của Tổng thống hợp hiến Bashar al-Assad. Bằng chứng là việc Mỹ tìm mọi cách nhúng tay vào Syria, lập căn cứ và đưa quân vào quốc gia có chủ quyền này rồi sau đó ra điều kiện phải được tiếp cận nguồn dầu mỏ của Syria thì mới rút quân.

Ở châu Âu, Mỹ không thể cạnh tranh được với Nga về năng lượng bởi với khoảng cách một đại dương thì người Mỹ chỉ có thể bán khí đốt hóa lỏng vốn có giá quá cao.

Mỹ hiện đang tìm mọi cách nhằm cản trở các nước châu Âu hợp tác với Nga xây dựng tuyến đường ống Nord Stream 2. Hồi giữa tháng 7 vừa qua, nhân dịp tới dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở châu Âu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Đức "hoàn toàn bị Nga kiểm soát", trở thành "tù nhân" của các nguồn cung năng lượng từ Nga.

my tin du luc phong toa nga

Sơ đồ các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu tính đến năm 2018

Người phát ngôn Điện Kremline Dmitry Peskov sau đó đã chỉ trích phát biểu của Tổng thống Trump, coi đây là sự cạnh tranh không công bằng, là một nỗ lực nhằm buộc khách hàng châu Âu phải mua khí đốt đắt hơn từ nơi khác.

Quan chức Nga nêu rõ các nguồn cung khí đốt không đồng nghĩa với việc một quốc gia bị phụ thuộc vào nước còn lại, mà là tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này giúp đảm bảo ổn định và phát triển trong tương lai.

Ông Peskov cũng nói thẳng rằng rất ít nhà cung cấp có thể cạnh tranh với Nga về giá năng lượng. Trong nhiều thập kỷ, Nga đã chứng tỏ và sẽ tiếp tục cho thấy là nhà cung cấp an ninh năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu.

Võ miệng của các cường quốc

Không phủ nhận năng lực của hải quân Mỹ, song phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Zinke về việc phong tỏa Nga có vẻ đã đi quá xa. Đối với khu vực Trung Đông, người Nga đã chứng tỏ lực lượng hải quân của mình làm được nhiều hơn những gì ông Zinke nghĩ.

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Nga đã triển khai một lực lượng hải quân trên Địa Trung Hải, ngoài bờ biển Syria. Đây là đợt triển khai lớn nhất của Moscow kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

my tin du luc phong toa nga
Tàu chiến của hải quân Nga

Trong 8 ngày đầu tháng 9, Nga đã tiến hành cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên Địa Trung Hải với 25 tàu và 30 máy bay đến từ các hạm đội Biển Bắc, Baltic, Biển Đen và phân hạm đội Caspi.

Trong số 30 máy bay tham gia tập trận, Nga cho triển khai cả Tu-160, Tu-142MK, Il-38, Su-33 và Su-30SM…

Sau khi Nga triển khai hải quân quy mô lớn tới Địa Trung Hải, lực lượng của Mỹ, Anh và Pháp gần như án binh bất động dù trước đó 3 nước này tuyên bố hùng hồn về khả năng tấn công Syria.

Ở một góc độ khác, giới phân tích phương Tây cho rằng Nga đang nhân dịp này để thử nghiệm các hệ thống vũ khí của mình ở một vùng chiến sự thực sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố uy tín và hình ảnh vũ khí của Nga với tư cách là cường quốc lớn đang trở lại khu vực Trung Đông và Đông Địa Trung Hải giàu tài nguyên.

Với lực lượng hùng hậu, hoạt động triển khai quân này của Nga không chỉ là thông điệp mang tính biểu tượng đến Mỹ và các cường quốc phương Tây khác mà còn nhằm mời gọi các khách hàng khu vực chú ý tới các khí tài của Nga.

my tin du luc phong toa nga
Tàu ngầm lớp Lada được Nga hạ thủy hồi cuối tháng 9 vừa qua

Đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hồi cuối tháng 9 vừa qua đã mỉa mai rằng, Washington không còn lại gì trong kho vũ khí của mình ngoại trừ mối đe dọa, đồng thời khẳng định các quan chức Mỹ sẽ thất bại khi cố thỏa mãn tham vọng địa chính trị của họ thông qua các biện pháp trừng phạt mới.

Ryabkov nói: “Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu không còn lại gì trong kho vũ khí chính sách đối ngoại của Mỹ, ngoại trừ trừng phạt, đe dọa và mánh khóe quyền lực. Cách tiếp cận của chúng tôi với Mỹ sẽ dựa trên thực tế này".

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, "các tác giả của toàn bộ lệnh trừng phạt mới không thể thỏa mãn tham vọng địa chính trị của họ, họ đang sống trong những giấc mơ ảo tưởng rằng có thể kéo đất nước chúng tôi ra khỏi con đường chúng tôi đã chọn".

Bảo Minh

my tin du luc phong toa nga Hải quân Mỹ ấn tượng mạnh trước tàu ngầm K-561 Kazan

(Vũ khí) - Tàu ngầm K-561 Kazan thực sự là thách thức cực lớn của Hải quân Mỹ.

my tin du luc phong toa nga Trung Quốc bác đề nghị thăm Hong Kong của tàu hải quân Mỹ

Bắc Kinh từ chối cho một tàu tấn công đổ bộ của Mỹ ghé cảng Hong Kong, động thái dường như để phản đối việc ...

my tin du luc phong toa nga Phó đô đốc Trung Quốc hủy họp vào phút chót với Tư lệnh hải quân Mỹ

Thẩm Kim Long hủy kế hoạch gặp đô đốc Richardson sau khi Mỹ trừng phạt đơn vị quân đội Trung Quốc mua vũ khí Nga.

my tin du luc phong toa nga Lý do hải quân Trung Quốc chỉ là "hổ giấy" so với Mỹ

Khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng và mạng lưới đồng minh giúp hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội trước Trung ...

/ http://baodatviet.vn