- Ông Trump nói Nga lấy trộm kế hoạch 'siêu tên lửa' của Mỹ
- Mỹ bán hệ thống phòng không và tên lửa trị giá 4 tỷ USD cho Ba Lan
- Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, tập trận tấn công hạt nhân chiến thuật
Tên lửa mới của Trung Quốc có thể tấn công các tàu chiến của kẻ thù trên phạm vi toàn thế giới, được xem là vũ khí bổ sung quan trọng của nước này trong tương lai.
Theo một báo cáo mới của Lầu Năm Góc, quân đội Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một tên lửa đạn đạo tầm xuyên lục địa mang đầu đạn thông thường. Nguồn tin này ghi trong bản báo cáo được cập nhật hàng năm của Bộ Quốc phòng gửi Quốc hội Mỹ, về những phát triển an ninh và quốc phòng của Trung Quốc. Đồng thời báo cáo này cũng cảnh báo về những thách thức đặt ra khi Trung Quốc sở hữu vũ khí trên.
Báo cáo còn nhấn mạnh Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình, trong năm qua họ đã tăng quy mô thêm 25% lên 500 đầu đạn và dự kiến đến năm 2035, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể chạm mốc 1.500 đầu đạn. Điều này sẽ phần nào thu hẹp khoảng cách với kho vũ khí hạt nhân mà Nga và Mỹ đang sở hữu.
Trung Quốc cũng đang phát triển một loạt các loại tên lửa đạn đạo tiên tiến mới, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5C được triển khai trong hầm chứa, tên lửa này được thiết kế để mang nhiều đầu đạn lớn với sức công phá lên tới nhiều megaton.
Việc Trung Quốc triển khai chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung phi hạt nhân và sau đó là tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn thường được cho là một bước tiến hợp lý. Đáng chú ý, Mỹ cũng đã bắt đầu phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn thường, loại tên lửa này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là vũ khí chiến lược và là công cụ bổ sung cho tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo chống hạm đáng gờm nhất trên thế giới và họ đang dần dần mở rộng kho vũ khí này, từ việc chủ yếu dựa vào những tên lửa tầm trung sang triển khai các tên lửa tầm xa có khả năng tấn công các mục tiêu ở giữa Thái Bình Dương, trong đó nổi bật nhất là tên lửa DF-26.
Với loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trang bị đầu đạn thông thường, Trung Quốc có thể chế tạo ra một biến thể dùng để tấn công các loại tàu chiến. Nếu thành công đó sẽ là “sát thủ tàu sân bay” thực sự. Với vũ khí này Trung Quốc có thể tấn công các loại tàu chiến của kẻ thù trên phạm vi toàn thế giới.
Tên lửa trên được xem là vũ khí quan trọng trong việc bảo vệ các tuyến thương mại hàng hải của Trung Quốc, bởi các tàu chiến phương Tây có thể sẽ bắt giữ các tàu thương mại của Trung Quốc như tiền lệ từng xảy ra với tàu của Triều Tiên, Nga và Iran trong vùng biển quốc tế.
Phạm vi tấn công tầm liên lục địa sẽ góp phần cung cấp hỗ trợ cho các tàu chiến hoạt động xa tới Đại Tây Dương và vịnh Ba Tư, giúp Trung Quốc tăng cường khả năng bảo vệ các tàu chiến của mình và răn đe các tài sản hải quân quan trọng của đối phương như tàu sân bay và tàu khu trục.
Những hệ thống phòng không hiện có được trang bị trên các nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ, không có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công từ tên lửa đạn đạo tầm trung, một tên lửa đạn đạo tầm trung có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho cán cân quyền lực ở vùng biển ngoài Tây Thái Bình Dương, nơi mà sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc vẫn còn tương đối giới hạn.
Trung Quốc có thể sẽ phát triển một biến thể chống hạm dựa trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động trên bộ DF-31, DF-41 hoặc có thể là một loại tên lửa di động hoàn toàn mới.
Các báo cáo của Mỹ liên tục nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang trên đà đạt được bước đột phá, trong việc trang bị phương tiện bay siêu thanh tầm xuyên lục địa hàng đầu thế giới, rất có thể Trung Quốc sẽ sớm công bố một loại tên lửa như vậy trong tương lai gần.