Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất Trung Quốc, không chỉ cung cấp điện cho nhiều thành phố, mà còn có tác dụng ngăn lũ lụt.
Số liệu từ trang tin QQ cho biết, trước khi đập Tam Hiệp được xây dựng thì vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử cứ 10 năm lại xảy ra một đợt lũ lụt lớn.
Chẳng hạn vào năm 1954, một trận lũ lớn tại thượng nguồn đã gây ra nhiều vụ vỡ đập và đê kè ở hạ lưu, gây ngập úng hơn 3,18 triệu m2 đất nông nghiệp, làm tuyến đường sắt Bắc Kinh-Quảng Châu ngừng hoạt động hơn 100 ngày và khiến gần 19 triệu người dân bị ảnh hưởng.
Đợt lũ đó đã khiến các tỉnh nằm ở hạ lưu mất nhiều năm để khắc phục thiệt hại.
Vì thế Chính phủ Trung Quốc sau này đã phê chuẩn việc xây dựng đâp Tam Hiệp nhằm ngăn tình cảnh lũ lụt năm đó có cơ hội tái diễn. Theo QQ, kể từ khi đập Tam Hiệp được hoàn thành, hiện tượng mưa lũ tàn phá trên diện rộng tại hạ lưu không còn xảy ra nữa.
Vị trí một số đập thủy điện nằm ở thượng nguồn Dương Tử. Ảnh: QQ |
Nhiều người hỏi, nếu như đập Tam Hiệp có khả năng chống lũ lụt tốt như vậy, thì tại sao Trung Quốc không xây thêm một số công trình thủy lợi tương tự tại vùng hạ lưu con sông.
Trên thực tế, dọc sông Dương Tử, ngoài đập Tam Hiệp ra còn có 23 đập đã hoàn thành, 32 đập đang được xây dựng, 46 đập đang được lên kế hoạch.
Địa hình phía tây ở thượng lưu cao, còn hạ lưu phía đông thấp. Do vậy, dòng chảy sông Dương Tử được chia làm 3 ‘bậc thang’, trong đó vùng nào nằm giữa các bậc thang trên có độ chênh lệch cao nhất thì lại được đánh giá là nơi tốt nhất để xây đập thủy điện.
Đập Tam Hiệp nằm ở vị trí có độ chênh lệch lớn, do vậy dòng nước chảy qua rất mạnh, rất phù hợp cho việc chạy máy phát điện. Trong khi đó, các địa phương tại trung và hạ lưu có địa hình bằng phẳng, không có độ chênh lệch lớn, không đủ điều kiện xây dựng đập lớn như Tam Hiệp.
Một yếu tố nữa là xây đập để ngăn nước lũ, do các hồ chứa trong đập cần đủ lớn để chứa dòng nước lũ chảy vào. Chẳng hạn tại Tam Hiệp, người ta lợi dụng địa hình cao hai bên đập để ngăn nước lũ.
Còn tại các vùng trung và hạ lưu lại có địa hình thấp, nên dù có xây đập to như Tam Hiệp cũng khó ngăn được lũ. Một khi nước lũ tràn tới, toàn bộ vùng đất xung quanh đập sẽ bị nhấn chìm trong nước, và gây ra tình trạng ngập lụt tại nơi đó.
Trang QQ nhận định, việc xây dựng các đập tại thượng lưu chủ yếu để ngăn dòng lũ, một khi tình hình lũ ổn định sẽ dần xả lũ trong hồ chứa đập. Tất nhiên mức xả cũng không được vượt quá khả năng thoát nước của hạ lưu, để tránh xảy ra hiện tượng ngập úng.
Và dù vùng hạ lưu Dương Tử không có đủ điều kiện để xây đập lớn ngăn lũ như Tam Hiệp, nhưng những địa phương này lại gần biển. Chỉ cần chính quyền các địa phương làm tốt công tác phòng chống thiên tai như thiết lập các cơ sở cảnh báo sớm để kiểm soát lũ lụt, thì tác động của mưa lũ sẽ được giảm thiểu.
Lũ lớn di chuyển về phía đông, cư dân dọc sông Dương Tử khốn đốn
Lũ lụt dọc theo sông Dương Tử do những cơn mưa xối xả gây ra, khiến gần 300.000 người phải sơ tán, nhiều nhà cửa ... |
Kế hoạch ứng phó lũ lụt sông Dương Tử có ngay trong 3-5 phút
Mạng lưới phòng chống lũ lụt khổng lồ của Trung Quốc ở phía nam nước này đang bị thử thách bởi đợt mưa lớn kéo ... |