Lời phân trần của sếp giáo dục khi nâng điểm cho 107 thí sinh

Trong vụ án gian lận điểm thi THPT 2018, các bị cáo đều khai nhận lời nâng điểm vì tình cảm, để trả ơn ân nhân hay muốn "tạo phúc".

Ngày 25/10, TAND tỉnh Hà Giang sẽ tuyên án với 5 bị cáo vụ gian lận điểm thi THPT 2018. Trong năm ngày mở phiên tòa 14-18/10, ngoài thẩm vấn làm rõ kế hoạch, cách thức nâng điểm thi, HĐXX còn tập trung hỏi về việc có hay không việc trao đổi lợi ích vật chất trong hoạt động gian lận.

Cả năm bị cáo đều khẳng định không nhận hay hứa hẹn nhận bất kỳ quà, tiền, vật chất gì từ những người nhờ nâng, xem điểm. Các phụ huynh cũng phủ nhận việc biếu quà, tiền. Cả hai phía đều khẳng định: Nhờ và giúp đỡ nhau vì "quan hệ tình cảm".

Bị cáo Vũ Trọng Lương (cựu phó phòng khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo) khai trực tiếp thao tác trên máy tính để nâng điểm thi trắc nghiệm cho 107 thí sinh. 93 em trong số này, ông Lương nhận chỉ đạo từ cựu trưởng phòng khảo thí Nguyễn Thanh Hoài. 14 thí sinh, Lương nhận lời qua trung gian là bạn thân.

Suốt phiên tòa, bị cáo Lương khai khi nâng điểm không có thỏa thuận hay nhận, cho bất cứ thứ gì. Lương cũng không được hứa hẹn vì làm việc này mà vợ con mình sẽ được "nâng đỡ". Khi nhờ vả, có người đến gặp Lương tại nhà, có người liên hệ qua tin nhắn.

loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh
Các bị cáo tại phiên tòa.

Tương tự, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai qua lời người thân bạn bè quan hệ lâu năm nên nhận nâng điểm cho 93 thí sinh. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, là phó chủ tịch hội đồng thi, kiêm trưởng ban in sao đề thi, phó trưng ban thường trực ban chấm thi..., ông đã lập danh sách thí sinh rồi bàn bạc, giao cho Lương trực tiếp can thiệp trên máy tính, bài thi.

Cựu trưởng phòng khảo thí còn nhận từ cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Triệu Thị Chính danh sách 13 thí sinh nhờ nâng điểm môn ngữ văn. Tuy nhiên, việc nâng điểm môn ngữ văn chưa thực hiện được.

Khi hầu tòa, bị cáo Hoài đã khai tên của nhiều người nhờ nâng điểm như ông Phạm Văn Khuông (bị cáo trong vụ án, cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) nhờ nâng điểm cho con, bà Cao Thị Thi, La Thị Thúy Trinh (trưởng phòng tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục) nhờ nâng điểm cho con, Nguyễn Thị Kim Tuyến (phó trưởng phòng GDTX) nhờ nâng điểm cho con, chị Phạm Thị Ngọc Hà (tổ giáo dục mầm non) nhờ nâng cho cháu, Mạc Thị Ngân (chuyên viên Sở Giáo dục) nhờ cho cháu, chị Huyền (Phó phòng giáo dục huyện Vị Xuyên) nhờ nâng điểm cho con), chị Lập (ở VKSND thành phố) nhờ cho cháu,....

Trong số những người nhờ ông Hoài nâng điểm có bị cáo Lê Thị Dung (công an tỉnh Hà Giang). Chủ tọa phiên tòa hỏi: "Bà Dung đưa bị cáo danh sách 20 thí sinh thì bị cáo có quan tâm họ có mối quan hệ thế nào với Dung không?". Ông Hoài nói: "Tôi không quan tâm".

Trước câu trả lời "khai thật" của bị cáo, HĐXX nói: "Bị cáo khai không có lợi ích vật chất, nhưng trong đó có cả thí sinh không quen biết. Bị cáo đánh đổi việc này bằng cả sự nghiệp của mình thì lời khai đó có hợp lý không?". Cùng quan điểm, đại diện VKS đánh giá lời khai của ông Hoài "không hợp lý, không phù hợp thực tiễn".

Trong khi đó, bị cáo Dung dù thừa nhận "đã sai khi nâng điểm" song nói phần nhiều những người nhờ đều là "ân nhân". Vì thế, nếu không giúp đỡ thì bị cáo thấy "tâm can áy náy". "Tôi chỉ nghĩ đến việc tạo phúc", bị cáo khai.

Trước lời khai đó, chủ tọa nói "tác động nâng nửa điểm cũng là vi phạm pháp luật. Muốn tạo phúc phải làm việc đúng pháp luật"

Hai bị cáo còn lại là cựu phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang Phạm Văn Khuông, Triệu Thị Chính cũng khẳng định không nhận hay đưa lợi ích vật chất nào. Bà Chính một mực khai không nhờ nâng điểm cho 13 thí sinh mà chỉ nhờ xem điểm. Bà bảo sắp hết nhiệm kỳ, sắp nghỉ hưu nên cũng không bị sức ép gì về mặt thăng tiến. Ông Khuông cho rằng được anh em cấp dưới quý nên giúp nâng điểm cho con trai ông.

Ngày 14-18/10, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Chính, Khuông, Hoài, Lương, Dung về các tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điều 358 Bộ luật Hình sự 2015), Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (điều 366), Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 356).

Theo cáo buộc của VKS, từ 30/6 đến 2/7/2018, các bị cáo đã liên quan việc nâng điểm cho 107 thí sinh với 309 bài thi. Người được nâng nhiều nhất tới 29,95 điểm (4 môn thi trắc nghiệm), người ít nhất là một môn với 2,2 điểm.

VKS đã đề nghị HĐXX phạt bị cáo Nguyễn Thanh Hoài 8-9 năm tù, Vũ Trọng Lương 7-8 năm tù, Triệu Thị Chính 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, Lê Thị Dung 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, Phạm Văn Khuông 1 năm 6 tháng tù treo.

Bảo Hà

loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang bị xem xét kỷ luật trong đợt 2
loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Infographic: Những phát ngôn dậy sóng dư luận trong phiên xử vụ án nâng điểm thi ở Hà Giang
loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Nguyên PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang: "Tôi mang tiếng là em ông Triệu Tài Vinh nhiều năm nay"
loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Liêm sỉ nhà giáo nhìn từ vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang và Sơn La
loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Những phát ngôn đáng suy ngẫm của ông Vũ Văn Sử về kỳ thi 2018 ở Hà Giang!
loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Gian lận thi cử ở Sơn La: “Sợ sếp”, sao không biết sợ pháp luật?
loi phan tran cua sep giao duc khi nang diem cho 107 thi sinh Nâng điểm

/ vnexpress.net