Gian lận thi cử ở Sơn La: “Sợ sếp”, sao không biết sợ pháp luật?

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (nguyên chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đứng trước vành móng ngựa trả lời câu hỏi của Hội đồng Xét xử vì sao nhận danh sách các thí sinh để sửa điểm thi theo yêu cầu, Nga cho biết: “Bị cáo không thể không cầm và không làm theo”.

Theo bị cáo Nga vì “sợ sếp” (ông Trần Xuân Yến - cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) nên phải cầm danh sách và thực hiện. Trong các cơ quan, đơn vị hay tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ nhân viên “sợ sếp” là chuyện thường tình. Tình huống “sợ” phổ biến chính là phải chấp hành các mệnh lệnh về công việc được giao với sự hợp lí, đúng đắn và tuân thủ pháp luật.

Nhưng “sợ sếp” mà phải cam chịu thực hiện theo chỉ đạo sai trái, vi phạm pháp luật thì đó chính là bi kịch của người cán bộ, nhân viên dưới quyền. Hay nói ngược lại, sếp sai kéo theo nhân viên phải làm sai theo chỉ đạo, là chuyện không phải cán bộ, nhân viên dưới quyền nào cũng có thể từ chối hay “thoát thân” được nếu không muốn tương lai bị “đì”, không được cất nhắc, nâng đỡ…

“Thương bất chính, hạ tất loạn”, câu này cũng có thể vận vào trường hợp bị cáo Nga phải thực hiện theo chỉ đạo từ “sếp” của mình. Song đó là góc nhìn, cách lập luận từ những trường hợp biết “sợ sếp” nhưng… không biết sợ pháp luật.

Sống thượng tôn pháp luật dù là người có chức sắc hay dân thường. Người làm ngành giáo dục hơn bất cứ ngành nghề nào cần phải tự nhận thức và chỉ bảo người khác về việc nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp trong bất cứ công việc, hành vi nào. Nếu chỉ biết “sợ sếp” mà không biết sợ luật pháp và thượng tôn pháp luật, khi sếp chỉ đạo không đúng vẫn phải thực hiện theo, hậu quả xảy ra không chỉ với bản thân, hay cá nhân gánh chịu, mà còn gây tác động tiêu cực, tổn hại đến niềm tin của xã hội rất lớn.

Ngược lại, thượng tôn pháp luật nhưng vẫn “sợ sếp”, người cán bộ nhân viên vẫn có thể tìm ra cách hay sự lập luận từ lí lẽ đúng đắn để thoát khỏi hành vi sai trái.

Song từ hai vụ án sửa điểm thi ở Sơn La và Hà Giang đang được xét xử cho thấy, các bị cáo thực sự “coi trời bằng vung” không chỉ vì các mối quan hệ cán bộ nhân viên với sếp, đồng nghiệp thân quen mà còn vì lợi lộc tiền tài.

Trường hợp bị cáo Nga, chỉ nâng điểm cho 4 thí sinh đã được “cảm ơn” hơn 1 tỉ đồng, thì không thể nói chỉ vì “sợ sếp” mà còn vì đồng tiền dơ bẩn che mờ mắt đến mức không còn biết sợ gì. Họ cứ nghĩa rằng sếp đã “mở sổ” cho nâng điểm, có sự hợp tác tiếp tay từ nhiều người thuộc nhiều khâu, thì vụ việc sẽ êm xuôi và không bao giờ lộ lọt ra ngoài được.

gian lan thi cu o son la so sep sao khong biet so phap luat
Bị cáo Vũ Trọng Lương (nguyên Phó phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) đánh cả xe tải chở bài thi về sửa điểm (ảnh:LĐO).

Chính vì thế, trong vụ xử ở Hà Giang, chi tiết những kẻ phạm tội đánh cả xe tải chở bài thi về sửa cho thấy họ thực sự “coi trời bằng vung” vì nghĩ rằng đã có sự “che chắn” ở tỉnh nhà.

Và trên thực tế, sự phát hiện gian lận điểm thi từ các dấu hiệu bất thường đã không xuất pháp từ tỉnh nhà mà từ phía công luận, dẫn đến các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra vào cuộc phanh phui vụ việc.

gian lan thi cu o son la so sep sao khong biet so phap luat Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang một mực khai: Chỉ nhờ xem, không nhờ nâng điểm
gian lan thi cu o son la so sep sao khong biet so phap luat Xử gian lận thi cử ở Sơn La: Bị tòa triệu tập, cựu cán bộ công an đi khỏi nơi cư trú
gian lan thi cu o son la so sep sao khong biet so phap luat Quan chức trần tình việc nhờ vả cho con trong kỳ thi tốt nghiệp
/ laodong.vn