"Tôi mang tiếng là em Triệu Tài Vinh bao năm nay, tôi lên Hiệu trưởng rồi PGĐ Sở, ông Triệu Tài Vinh có biết đâu", bà Chính nói tại tòa.
Sáng 18/10, được HĐXX cho phép tự bào chữa, bị cáo Triệu Thị Chính - nguyên PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang khóc nức nở và bày tỏ niềm tin vào công lý.
Trước nghi vấn có nhận lợi ích vật chất và phi vật chất, trong đó có hứa hẹn tạo thuận lợi trong công việc, bà Chính nói: “Tôi đã hết tuổi cơ cấu và chuẩn bị về hưu, vậy thì ai hứa hẹn tôi về lợi ích phi vật chất như chức vụ”.
Bị cáo Triệu Thị Chính đến phiên tòa ngày 18/10. |
Đáng chú ý, bà Chính nhắc đến ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang: “Tôi mang tiếng là em ông Triệu Tài Vinh bao năm nay, tôi lên Hiệu trưởng rồi PGĐ Sở, ông Triệu Tài Vinh có biết đâu. Vậy tôi đề nghị VKS chứng minh tôi nhận lợi ích vật chất và phi vật chất là cái gì?”.
Bà Chính khóc và nói: “Những người đang cố đổ tội cho tôi, sẽ có lúc họ ăn năn hối lỗi. Tôi sai thì tôi chịu, tôi tin tưởng ở sự phán quyết của tòa, của các cơ quan pháp luật tỉnh Hà Giang. Tôi là người sống và làm việc thế nào chưa một lần cơ quan điều tra, lãnh đạo Sở GD&ĐT từ khi tôi dính vào vụ việc này nghe xem tôi làm như thế nào, tôi đã làm gì.
Hôm nay có đồng nghiệp tôi ngồi đây, có những người không thân thiết, thậm chí có những người còn mong muốn tôi có thể bị nặng. Tôi vẫn có thể ngẩng cao đầu để nói với HĐXX cụ thể những cáo buộc nhằm vào tôi”.
Bà Chính cho biết, từ ngày xảy ra sự việc bà không gặp một lãnh đạo nào, thậm chí bà Nga - vợ ông Sơn (Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) là người nhắn tin để nhờ vả, bà Chính cũng không nhớ mặt.
Tuy nhiên, tại phiên tòa, VKS công bố loạt tin nhắn giữa bà Nga và bà Chính: "Bạn à, mình là Nga ở Sở Tài chính, mình có đứa cháu thi vừa rồi, bạn giúp mình với nhé”.
Sau đó, bà Nga nhắn một tin nhắn đầy đủ nội dung họ tên thí sinh, số báo danh, phòng thi. Tiếp sau đó, bà Nga nhắn tin “cảm ơn bạn nhiều” gửi cho bà Chính và được bà Chính trả lời: “Em sẽ cố gắng xem xét môn thi tự luận, khó khăn lắm chị ạ. Thương các cháu Hà Giang mình”.
VKS công bố loạt tin nhắn gửi đến số điện thoại của bà Chính để nhờ vả và được bà Chính đồng ý giúp. |
Ngoài ra, VKS cũng công bố một loạt tin nhắn gửi đến số điện thoại của bà Chính để nhờ vả và được bà Chính đồng ý giúp.
Chứng minh mình trong sạch, bà Chính kể lại một số diễn biến tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Theo nữ bị cáo, ngay chiều 27/6 khi thu bài, Vũ Trọng Lương to tiếng với ông Hùng, điểm trưởng điểm dự thi.
“Tôi bảo anh Lương có gì cứ từ từ, tại sao quát tháo cấp dưới như vậy, tôi còn đùa nhỡ mai nó lên PGĐ thì sao. Sau đó tôi gọi anh Hùng ra ngoài nói tại sao anh em lại to tiếng với nhau như thế”.
Bà Chính tiếp tục: “Có lần tôi ngồi nhờ xe thầy Bình (PGĐ Sở GD&ĐT), thầy Bình nói hôm nay ngồi phòng bảo vệ thấy chú Lương nói "bà Chính còn vui vẻ lắm, để xem còn vui vẻ đến bao giờ". Tôi nói với anh Hoài tại sao anh và Lương lại đối xử với tôi như vậy”.
Tại tòa, bà Chính cho rằng môn trắc nghiệm là môn chấm trên máy, việc tác động điểm là hành vi tinh vi của một mình Lương mà không ai có thể biết. Nhưng không thể nói tại sao trắc nghiệm nâng điểm được mà môn tự luận không nâng được.
“Đấy là lối suy diễn chủ quan, không có chuyên môn. Anh Hoài không nắm được quy trình chấm môn Văn nên mới nói có thể sửa môn Văn", bị cáo Chính nói.
Đăng Khoa
Liêm sỉ nhà giáo nhìn từ vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang và Sơn La
Điểm chung của phần lớn những nhà giáo có con được nâng điểm là họ đều là lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo Phòng, lãnh ... |
Những phát ngôn đáng suy ngẫm của ông Vũ Văn Sử về kỳ thi 2018 ở Hà Giang!
Vũ Văn Sử về hưu giữa thời điểm Hà Giang đang là tâm điểm của cơn bão tiêu cực sau kỳ thi năm 2018 vì ... |
Gian lận thi cử ở Sơn La: “Sợ sếp”, sao không biết sợ pháp luật?
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (nguyên chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ... |
Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang một mực khai: Chỉ nhờ xem, không nhờ nâng điểm
Ông Trần Đức Quý có nhờ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài "xem điểm" cho cháu gái, song cuối cùng nữ sinh này lại được nâng ... |