- Lầu Năm Góc: Mỹ đã chuyển hệ thống pháo phản lực hạng nặng tới Ukraine
- Lầu Năm Góc cảnh báo Nga - Trung Quốc phát triển vũ khí tấn công vệ tinh Mỹ
Lầu Năm Góc trao hợp đồng dài 18 năm trị giá 12 tỷ USD cho công ty quốc phòng BAE Systems có trụ sở tại Anh.
Hợp đồng cho thấy, BAE sẽ "hỗ trợ và tăng cường" cho các hệ thống vũ khí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Washington, cũng như cung cấp "dịch vụ chuyên nghiệp" liên quan hoạt động. Hợp đồng hết hạn vào tháng 12/2040.
Bộ Quốc phòng Mỹ không nói rõ thêm về bản chất công việc của BAE trên ICBM, loại có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lưu ý rằng, phần lớn công việc sẽ được thực hiện tại Trung tâm Vũ khí Hạt nhân của Không quân Mỹ ở Căn cứ Không quân Hill, Utah.
Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất được Lầu Năm Góc phân bổ năm nay, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Chính quyền của ông Biden muốn tăng cường đầu tư vào các sáng kiến răn đe chiến lược trên mặt đất, cụ thể là ICBM. Tổng ngân sách vũ khí hạt nhân đã ký hợp đồng lên đến 813 tỷ USD cho năm 2023.
Theo ý kiến một số quan chức quốc phòng, động thái này là không phù hợp. Một số vũ khí của Mỹ có thể bị cắt giảm như bom trọng lực 1,2 megaton B83-1.
Bom trọng lực B83-1 được phát triển năm 1983 và tất cả thành phần của nó, bao gồm cả vật liệu nứt vỡ, cần được hiện đại hóa hoặc thay thế do hiện tại không đáng tin cậy.
Việc cắt giảm ngân sách của chính quyền ông Biden, có thể khiến một trong những quả bom mạnh nhất của Mỹ bị loại bỏ và thay thế bằng loại B61-12 yếu hơn 50 kilotons, đảo ngược kế hoạch hiện đại hóa của chính quyền ông Trump.
Ngoài ra, trong năm nay, Mỹ cung cấp cho Ukraine hơn 5,3 tỷ USD hỗ trợ quân sự kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Colin Kahl tuyên bố: “Chúng tôi tiếp tục cung cấp cho Ukraine những gì họ cần cho cuộc chiến". Theo đó, Mỹ đang gửi cho Ukraine đạn rocket dẫn đường hạng nặng có tầm bắn 70 km để sử dụng với các hệ thống pháo phản lực HIMARS.