- Truyền thông Trung Quốc nghi Mỹ dàn cảnh vụ vệ tinh suýt đâm tàu vũ trụ
- Tướng Mỹ: Nga và Trung Quốc thường xuyên tấn công vệ tinh Mỹ
Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc và Nga tiếp tục phát triển và triển khai các loại vũ khí có thể tấn công các vệ tinh của Mỹ.
“Trung Quốc có nhiều vũ khí laser trên mặt đất với các mức công suất khác nhau, có thể làm suy giảm hoặc làm hỏng các vệ tinh. Từ giữa cho đến cuối những năm 2020, Trung Quốc có thể cung cấp các hệ thống năng lượng cao hơn để mở rộng mối đe dọa đối với các cấu trúc của các vệ tinh”, báo cáo của cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ (DIA) cho hay.
Cũng theo báo cáo này, hệ thống vệ tinh tình báo, giám sát và do thám (ISR) của Trung Quốc không ngừng mở rộng. Tính đến tháng 1, Trung Quốc có hơn 250 hệ thống - số lượng chỉ đứng sau Mỹ và gần gấp đôi các hệ thống trên quỹ đạo của Trung Quốc kể từ năm 2018.
Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc “sở hữu và vận hành khoảng 1/2 số hệ thống ISR trên thế giới, hầu hết trong số đó có thể hỗ trợ giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu các lực lượng Mỹ và đồng minh trên toàn thế giới, đặc biệt là trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các vệ tinh này cũng cho phép Bắc Kinh giám sát các khu vực nhạy cảm trong khu vực, bao gồm bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ Dương và Biển Đông".
Bên cạnh Trung Quốc, DIA cũng chỉ ra rằng, Nga coi sự phụ thuộc của Mỹ vào không gian là “gót chân Achilles” của Washington. Vì vậy họ “theo đuổi các hệ thống không gian để vô hiệu hóa hoặc chặn các dịch vụ trên không gian của Mỹ” và “có thể sẽ phát trường tia laser có nhiều khả năng làm hỏng các vệ tinh, trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 2020".
Nga “đã có một số tia laser trên mặt đất, chẳng hạn, có thể làm mù các cảm biến vệ tinh”, bao gồm một hệ thống được chuyển giao vào năm 2018 cho các lực lượng hàng không vũ trụ của họ. Đến năm 2030, Nga cũng có thể triển khai "các hệ thống năng lượng cao hơn có thể mở rộng mối đe dọa đối với cấu trúc của tất cả các vệ tinh, không chỉ các cảm biến điện quang".
Ngoài mối đe dọa từ vũ khí chống vệ tinh, "xác suất va chạm của các vật thể vô chủ lớn trong quỹ đạo thấp của Trái đất đang tăng lên và gần như chắc chắn sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là năm 2030".
Để minh chứng cho điều này, DIA trích dẫn số lượng các vụ phóng vào không gian ngày càng tăng, đặc biệt là những vụ phóng với nhiều trọng tải và tiếp tục bị phân mảnh do va chạm, và thử nghiệm chống vệ tinh.