Kỳ tích ở tầng đá móng

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), sức ép về nhu cầu năng lượng để tái thiết và sản xuất của chúng ta vô cùng cấp bách. Nguồn năng lượng dầu mỏ của chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Liên Xô.

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), sức ép về nhu cầu năng lượng để tái thiết và sản xuất của chúng ta vô cùng cấp bách. Nguồn năng lượng dầu mỏ của chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Liên Xô.

ky tich o tang da mong
TS Ngô Thường San. Ảnh: PV

Song nhờ có kỳ tích “khoan đá tìm dầu” ở mỏ Bạch Hổ, chúng ta không những tự chủ được năng lượng dầu mỏ mà còn trở thành địa chỉ để nhiều quốc gia dầu mỏ tìm tới học hỏi kinh nghiệm.

TS Ngô Thường San - Anh hùng Lao động, nguyên Tổng Giám đốc Vietsovpetro, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - chia sẻ thông tin trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động.

Tròn 30 năm kể từ khi khai thác những giọt dầu đầu tiên từ tầng đá móng tại mỏ Bạch Hổ, phương pháp nghiên cứu khai thác dầu từ tầng đá móng đã mang lại lợi ích rất lớn cho kinh tế nước nhà. Ông có thể chia sẻ điều gì đã thúc đẩy những người lao động ngành dầu khí khi ấy làm được điều không tưởng?

- Thời kỳ ấy, chúng ta khủng hoảng trầm trọng về lương thực và năng lượng. Tinh thần quyết liệt của Bộ Chính trị là bắt buộc phải phát triển bằng được nền công nghiệp dầu khí, tạo thành động lực để phát triển kinh tế. Khi khoan ở tầng 23 có gặp dòng dầu nhưng chúng tôi tiếp tục khoan đến tầng móng đá granit, mặc dù biết về lý thuyết dưới móng không có dầu.

Do hoàn cảnh kỹ thuật lúc đó, việc khoan tầng đá móng gây sai lệch về kết quả, khiến chúng tôi buộc phải dừng và khai thác dầu ở tầng 23. Tuy nhiên, khi dòng dầu đầu tiên của đất nước chảy về, mọi người rất phấn khởi, đốt đuốc ăn mừng thì chúng tôi vẫn canh cánh nỗi lo bởi lưu lượng dầu lên không bằng 1/15 so với số liệu dự đoán.

Vậy điều gì đã khiến ông và các đồng nghiệp tiếp tục khoan trở lại tầng đá móng?

Khi ấy, chúng tôi phát hiện một mỏ dầu ở gần khu vực đó, tuy nhiên trữ lượng của mỏ dầu này không lớn nên chúng tôi rất băn khoăn giữa phương án hủy khai thác tại giàn MSP-1 này chuyển sang khai thác ở mỏ mới hay tiếp tục khai thác cho tới khi cạn lượng dầu tại khu vực cũ.

Để giải quyết số phận của MSP-1, chúng tôi đã có cuộc họp trong khi chờ đợi thì hoặc khoan tiếp giếng khác hoặc cho phép khoan trở lại dưới tầng đá móng. Cuối cùng cũng thuyết phục được các cấp lãnh đạo để trở lại thực hiện công việc này.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

ky tich o tang da mong 30 năm khai thác dầu khí từ đá móng: Câu chuyện và những con số

10 giờ sáng ngày 6/9/1988, tấn dầu đầu tiên từ đá móng mỏ Bạch Hổ được đưa lên tàu chứa Crưm từ giếng khoan BH-1. ...

ky tich o tang da mong Chuyện lý thú về tìm dầu ở tầng đá móng, nơi nguồn dầu đổ về 70 tỷ USD

Khi mũi khoan đi vào tầng đá móng được khoảng 150 m, nghe tiếng rít dữ dội trong ống khoan, Hải biết, dòng dầu đang ...

ky tich o tang da mong Phát hiện Dầu ở tầng đá móng mỏ Bạch Hổ - Hành trình từ trái tim đến ngọn lửa Dầu khí: Cao điểm “chiến dịch” Bạch Hổ

Có dầu đến khai thác được dầu là hai thái cực. Trên biển khơi mênh mông, tìm được cấu tạo địa chất có dầu đã ...

/ https://laodong.vn