"Không thể yêu cầu rạch ròi về sản phẩm trường chuyên"

Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du cho rằng không thể yêu cầu rạch ròi trường chuyên được đầu tư và sản phẩm như thế nào, là gì. Bởi kết quả của trường chuyên nói riêng và giáo dục nói chung là một sự trừu tượng, không cụ thể.

Thầy Phan Văn Chương, hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) cho rằng: trường chuyên ở Hà Nội hay các thành phố lớn không thể là phổ quát cho tất cả các trường chuyên trong cả nước.

“Ở trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần 70% học sinh là con em nông dân, người lao động bình thường. Tôi có thể khẳng định con số này vì tôi là người trực tiếp làm thống kê về học sinh vào trường. Do đó, không thể nói vào trường chuyên toàn con nhà giàu” – thầy Chương nói.

\\"khong
Trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam)

Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du (giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) cho rằng, con nhà giàu nếu không có tài năng cũng khó tồn tại. Mặt khác, những học sinh con nhà giàu có nhiều con đường để đi chứ không phải nhất quyết học trường chuyên. Vì thế, con nhà giàu được luyện từ nhỏ để đậu vào trường chuyên không đáng bị lên án.

“Chính các em này cũng bỏ công sức và có mục tiêu rõ ràng vậy thì lên án vì điều gì?. Tại sao không đặt trong mối quan hệ là những học sinh có điều kiện hoặc thậm chí không có điều kiện lại đang cắm đầu vào game thì việc các em luyện học có đáng chê?”- thầy Du đưa ra quan điểm.

Thầy Đoàn Thái Sơn, hiệu trưởng THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) thừa nhận để vào được trường chuyên, các học sinh phải vượt qua cạnh tranh \\"ác liệt\\". Tuy nhiên, có nhiều học sinh không cần đi học thêm vẫn có thể đỗ.

“Không nhất thiết phải học thêm, luyện thi nhiều mới có thể trúng tuyển. Bản thân tôi từng như vậy và từng là học sinh của chính Trường THPT chuyên Trần Phú”, ông Sơn cho hay.

Khả năng ‘lọt’ học sinh giỏi thấp

Thầy Đoàn Thái Sơn cho rằng, cũng như nhiều trường chuyên khác, việc phát hiện, tuyển sinh những học sinh năng khiếu đều qua thi tuyển các môn văn hóa. Tuy nhiên, với cơ chế tuyển chọn như hiện nay thì việc lọt, sót những học sinh có năng khiếu, tố chất đặc biệt là rất ít.

“Minh chứng là học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế của Hải Phòng đa phần là học sinh của Chuyên Trần Phú. Mỗi năm, trong số hơn 100 học sinh tham dự các đội tuyển, chỉ có khoảng từ 1-3 học sinh không phải trường chuyên. Điều đó cho thấy rằng việc bỏ sót gần như không đáng kể” – ông Sơn nói.

Theo thầy Phan Văn Chương, nếu đã thi thì học sinh có thể luyện được, nhưng khó bỏ sót các em giỏi, vì để vượt qua được 1 kì thi thì chắc chắn ngoài đam mê, năng khiếu thì cũng có cố gắng của bản thân học sinh.

“Khả năng lọt rất nhỏ, rất nhỏ thôi, gọi là kém may mắn, nhưng các em ấy cũng sẽ thành công thôi”.

Trường chuyên giờ đã khác

Theo thầy Sơn, nói hệ thống trường chuyên không thay đổi gì là không chính xác.

\\"Tôi là học sinh trường chuyên lứa 1996-1999. Tuy nhiên, khi quay lại trường công tác vào năm 2007, tôi đã phải học thêm mất khoảng 1 năm mới bắt tay vào dạy chuyên được, mặc dù đã từng là cựu học sinh đội tuyển quốc gia, quốc tế\\", ông Sơn nói.

Ngoài ra, tuy thiên về học thuật, song học sinh vẫn được tạo cơ hội để rèn giũa kỹ năng, sinh hoạt các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa... để phát triển các thế mạnh khác của bản thân.

“Chuyên Trần Phú có đến 40 câu lạc bộ thuộc các lĩnh vực”.

Còn thầy Chương khẳng định: “Trường chuyên giờ đào tạo kỹ năng nhiều chứ. Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều CLB như tiếng Anh, Âm nhạc, có nhà thi đấu, bể bơi. Bây giờ trường chuyên khác rồi, thậm chí chúng tôi có học sinh được giải bơi lội ở cấp quốc gia rồi, chứ không chỉ cắm đầu vào học nữa đâu”.

Không thể yêu cầu rạch ròi về kết quả trường chuyên?

“Ba quân dễ kiếm, một tướng khó tìm. Trường chuyên chủ yếu với vai trò tìm người tài. Điều này cũng không phủ định vai trò của các trường không chuyên. Tuy nhiên, tôi nghĩ môi trường chuyên thì khả năng đào tạo ra những chuyên gia đầu ngành sẽ lớn hơn… Số lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế từ các trường chuyên chỉ chiếm khoảng 5%, tuy nhiên 95 % còn lại đều là những học sinh có khả năng” – thầy Đoàn Thái Sơn nêu quan điểm.

Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du cho rằng không thể yêu cầu rạch ròi trường chuyên được đầu tư và sản phẩm như thế nào, là gì. Bởi kết quả của trường chuyên nói riêng và giáo dục nói chung là một sự trừu tượng, không cụ thể.

“Sản phẩm ở đây là con người chứ không phải sản phẩm vật chất. Khi là con người, nếu đầu tư cả trăm năm mà chỉ cần 1 như Ngô Bảo Châu cũng là thành công” – thầy Du nói.

Cũng theo thầy Sơn, đang có sự nhầm lẫn giữa mục đích và con đường. Các cuộc thi không phải là đích đến của các trường chuyên mà chỉ là những thử thách, chướng ngại để các học sinh phải vượt qua trong quá trình hình thành hệ thống tư duy, logic; rèn luyện, thử sức, chinh phục những đỉnh cao...- những nền tảng sau này các em có thể thành công hơn trong cuộc sống”.

Bên cạnh đó, không nhất thiết học chuyên môn gì thì sau này làm đúng lĩnh vực chuyên ngành đó mới là thành công. \\"Khóa 2015-2018 mà tôi chủ nhiệm, có một học sinh chuyên Toán nhưng thi đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học và suýt lọt đội tuyển quốc tế. Như vậy, quan trọng nhất là cái gốc tư duy, còn môn nào chỉ là cái ngọn. Gốc chắc thì các ngọn tự khắc khỏe\\", thầy Sơn cho biết.

Còn thầy Phan Văn Chương cho hay, qua các thống kê chưa đầy đủ của địa phương và mối liên hệ với phụ huynh và các cựu học sinh, thì học sinh trường chuyên đỗ đại học, nhiều em học đại học rất xuất sắc. Những em này đều có đóng góp cho đất nước, cho quê hương, dù là làm trong khu vực công hay tư.

Thanh Hùng – Lê Huyền.

\\"khong Đề xuất đóng cửa trường Amsterdam: Đã đến lúc tổ chức lại mô hình trường chuyên?
\\"khong Trường chuyên chỉ để đào tạo \\"gà nòi\\"?
\\"khong Trường chuyên không phải sự bất công
\\"khong Ồn ào chuyện trường chuyên: Môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?

/ vietnamnet.vn