Trung Quốc từ lâu đã có tham vọng chủ quyền ở Biển Đông, khu vực biển không chỉ có tuyến vận tải biển huyết mạch với khu vực cũng như thế giới, có nguồn hải sản dồi dào và tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn vị trí địa chính trị rất quan trọng
Trung Quốc toan tính phô diễn và sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền phi pháp trên Biển Đông
Diễu võ giương oai ở Biển Đông
Tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) mới đây đã dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, một nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận để huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông trong mùa hè này. Tuy thời điểm chính xác của cuộc tập trận cũng như việc tàu sân bay Liêu Ninh hay tàu sân bay Sơn Đông tham gia tập trận đều không được tiết lộ.
Hiện hải quân Trung Quốc có 2 nhóm tàu sân bay tác chiến là tàu sân bay Liêu Ninh, mã hiệu “Type 001” và tàu sân bay Liêu Ninh, mã hiệu “Type 002”. Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vốn là có tên là Varyag trong biên chế của Hải quân Liên Xô trước đây song được “chia” cho Ukraine sau khi Liên Xô tan rã, được Trung Quốc mua về năm 1998 để tân trang, nâng cấp và đưa vào trực chiến từ tháng 11-2016.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tương đương như tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất hiện nay của hải quân Nga, với chiều dài hơn 304m, rộng 73m, lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ hơn 30 hải lý/giờ. Sức mạnh chính của tàu sân bay Liêu Ninh là 24 chiếc máy bay chiến đấu J-15 thuộc thế hệ máy bay chiến đấu 4,5 mà Trung Quốc phát triển dựa trên nguyên mẫu Su-33 của Nga.
Tàu sân bay Sơn Đông hoàn toàn do Trung Quốc phát triển trên mẫu tàu sân bay Liêu Ninh, song lớn hơn với lượng giãn nước lên tới 65.000 tấn, dài 315,5m, rộng 75m, tốc độ lớn nhất 30 hải lý/giờ… nên có thể mang theo tới 36 máy bay chiến đấu J-15, nhiều gấp rưỡi so với 24 chiếc của tàu Liêu Ninh. Tàu sân bay Sơn Đông, được bàn giao cho hải quân Trung Quốc vào tháng 12-2019, còn có sức mạnh chiến đấu cao hơn nhiều so với tàu Liêu Ninh khi mang được nhiều máy bay chiến đấu hơn và được trang bị radar 360 độ cùng nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại hơn so với tàu Liêu Ninh.
Tàu sân bay Sơn Đông được triển khai tại căn cứ hải quân Tam Á ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Nói cách khác, một trong những địa bàn hoạt động chính của tảu sân bay mạnh nhất này của Trung Quốc là khu vực Biển Đông. Hiện có nguồn tin cho biết, tàu sân bay thứ ba Type 003 hiện đang được đóng tại ở nhà máy đóng tàu Giang Nam (thành phố Thượng Hải) cũng sẽ được triển khai tới căn cứ Tam Á.
Cùng với những máy bay chiến đấu, sức mạnh của một biên đội tàu sân bay tác chiến của Trung Quốc còn bao gồm khoảng gần 10 tàu chiến các loại, chưa kể tàu ngầm. Hiện biên đội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc bao gồm 1 tàu khu trục 052D, 1 tàu khu trục 051C, 3 tàu khu trục 052C, 2 tàu hộ vệ 054A và 1 tàu tiếp tế hậu cần 901, trong đó các tàu khu trục trong biên đội tàu sân bay sắp tới sẽ được hiện hóa bằng các tàu khu trục 052D và 055D.
Với việc đưa vào hoạt động 2 biên đội tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, Trung Quốc là một trong số vài cường quốc trên toàn cầu có biên đội tác chiến tàu sân bay. Sức mạnh hải quân Trung Quốc là hoàn toàn vượt trội so với tất cả các quốc gia và bên có tranh chấp chủ quyền với họ ở Biển Đông (cuộc tranh chấp 5 nước 6 bên). Cuộc tập trận nhóm tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông vì thế có thể xem như sự thị uy, phô trương sức mạnh của Bắc Kinh tại vùng biển chiến lược này.
Toan tính khi từng bước quân sự hóa trên Biển Đông
Trung Quốc từ lâu đã có tham vọng chủ quyền ở Biển Đông, khu vực biển không chỉ có tuyến vận tải biển huyết mạch với khu vực cũng như thế giới, có nguồn hải sản dồi dào và tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn vị trí địa chính trị rất quan trọng trên toàn cầu. Tham vọng độc chiếm Biển Đông được Trung Quốc công khai khi đơn phương công bố yêu sách “đường lưỡi bò” năm 2009 mà theo đó đòi chủ quyền với 80% diện tích vùng biển này.
Yêu sách chủ quyền đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông còn mở rộng hơn theo thuyết “Tứ Sa” công bố năm 2013, trong đó tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Pratas nằm ở Đông Bắc Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield (nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 75 hải lý về phía Đông) với 4 tên “Hán hóa” lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.
Tuy nhiên, tất cả những yêu sách đòi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông đều bị bác bỏ theo phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PAC) đưa ra ngày 12-7-2016 trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines. Nói cách khác việc Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Đuối lý và phi pháp trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc toan tính dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền trên vùng biển này. Điều này thấy rất rõ qua việc Trung Quốc ráo riết tiến hành quân sự hóa quy mô lớn ở Biển Đông thời gian qua, từ việc bồi đắp trái phép các đảo nổi nhân tạo để thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo, thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cho tới đổ tiền đổ của để phát triển lực lượng hải quân với tâm điểm là biên đội tác chiến tàu sân bay.
Lập các căn cứ quân sự quy mô lớn, xây dựng lực lượng hải quân, tiến hành tập trận với sự tham gia của con át chủ bài biên đội tàu sân bay tác chiến… Trung Quốc từng bước đang bất chấp tất cả để từng bước thực hiện bằng được kế hoạch quân sự hóa toàn Biển Đông. Kế hoạch này một khi được hoàn tất sẽ là lúc mà Trung Quốc sẵn sàng có thể leo lên nấc thang nguy hiểm hơn trong toan tính dùng sức mạnh để ngang ngược áp đặt chủ quyền ở Biển Đông.
Không chấp nhận diễu võ giương oai, ngang ngược áp đặt chủ quyền phi pháp trên Biển Đông
Trung Quốc từ lâu đã có tham vọng chủ quyền ở Biển Đông, khu vực biển không chỉ có tuyến vận tải biển huyết mạch ... |