Hiểm họa từ điện thoại thông minh

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đa phần mọi người đang có thói quen sử dụng vào các thiết bị kỹ thuật số mà một vật “bất ly thân” chính là điện thoại thông minh (Smartphone). Sự bùng nổ công nghệ mang lại nhiều tiện ích thì không phải bàn nhưng tác hại của nó gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác nhưng dường như chúng ta lại ít bận tâm.

0840 dttm

Trong sáu tháng đầu năm 2020, thời gian giãn cách xã hội tương đối dài, người dân và các phương tiện hạn chế tham gia giao thông nhưng cả nước vẫn có hơn 5 nghìn vụ tai nạn, mà nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên thường xảy ra trên 100 vụ trẻ con tự tử bằng cách ăn lá ngón, mà nguyên do chỉ vì không được mua Smartphone.

Một vật nhỏ bé vốn được sử dụng để giữ liên lạc, giờ biến đổi nhiều công năng với những tính năng vượt trội được cải tiến, nâng cấp liên tục, đã dần trở thành vật bất ly thân của mỗi người. Nhưng cũng chính Smartphone đã làm cho mỗi con người dần trở nên vô cảm với mọi thứ xung quanh.

Điện thoại thông minh đã khiến rất nhiều người quên đi các phạm trù đạo đức tối thiểu.

Chúng ta thường thấy tại rất nhiều hội nghị (kể cả trong họp Quốc hội), không ít các đại biểu vẫn thản nhiên cắm mặt vào điện thoại để chát, để sống với thế giới ảo, mặc cho trên diễn đàn, cấp trên đang chỉ đạo công việc.

Chúng ta cũng thấy những cảnh người dân thản nhiên đứng "quay phim" một vụ tai nạn, một vụ ẩu đả, một vụ cãi vã bằng điện thoại, để mặc cho nạn nhân đau đớn nằm trên đường, hoặc không tìm cách can ngăn, kêu cứu…Rồi lại có những vụ thấy trẻ em bị bạo hành, nhưng thay vì tím cách cứu đứa trẻ, thì lại quay phim…

Và cũng thật ức chế cho các nhân viên công quyền khi người dân ngang nhiên dí điện thoại vào tận mặt để quay phim…

Một cảnh tượng thường thấy là trong không ít bữa cơm gia đình diễn ra trong sự vội vàng và im lặng, sau đó mỗi người ngồi một góc để tìm niềm vui riêng trong thế giới ảo của mình.

Thậm chí, trong một đám cưới, cô dâu bỏ mặc khách khứa, họ hàng, mà dí mặt vào điện thoại.

Bởi mải mê bên cái màn hình nhỏ bé đa chức năng ấy mà chúng ta dần trở thành những con người không chỉ vô cảm, vô tâm, vô lễ, tệ hơn nó còn khiến chúng ta dần trở thành kẻ vô học trong ứng xử.

Điện thoại thông minh bây giờ còn thành một công cụ để các cơ quan như an ninh, tình báo…tìm kiếm thông tin. Các nghiên cứu mới nhất vừa qua đã khẳng định, gần 100% điện thoại thông minh, máy tính có xuất xứ từ Trung Quốc bị cài mã độc. Chả thế mà Mỹ và nhiều nước khác đã tẩy chay hàng công nghệ của Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, một số cơ quan đã phải cấm cán bộ công nhân viên dùng điện thoại thông minh trong công sở.

Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng; khi cơ thể ở trong tia bức xạ 2 phút, khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi tác dụng dẫn đến các bệnh thần kinh, các bệnh về não như: giảm trí nhớ trầm trọng, cảm thấy hồi hộp, lo lắng, đó cũng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, không những thế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ còn gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin ở não, đó là chất điều hòa giấc ngủ của cơ thể, và khi bạn quá chăm chú vào điện thoại thì bạn cũng quên luôn việc phải bảo vệ đôi mắt của mình trước những tác động xấu, có thể dẫn đến giảm thị lực. Ngồi sai tư thế khi đang xem điện thoại cũng là điều thường gặp, điều đó gây tổn thương nghiêm trọng lên hệ xương khớp của cơ thể, chèn ép dây thần kinh về lâu dài rất nguy hiểm.

Điện thoại thông minh có sức hút khủng khiếp đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, Nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại hơn 5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ béo phì lên đến 43% kéo nhiều vấn đề về sức khỏe, trẻ em thường thích tương tác với các trò chơi đầy mầu sắc mà không biết chán, không thích ra ngoài, không muốn tiếp xúc với bạn bè và mọi người, khi trẻ em rời khỏi điện thoại bước ra cuộc sống đời thực gây nhiều khó khăn, cản trở, khi hòa nhập với xã hội. Vì lẽ đó, ở một số nước phát triển các trường học và một số địa điểm nhất định điện thoại thông minh không được phép sử dụng, điều đó cũng được đưa vào thanh quy tại một số tu viện, trung tâm tu học Phật giáo nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.

Có thể nói chưa bao giờ thông tin được truyền thông đa chiều và mạnh mẽ giữa thời đại 4.0 ngày nay.

Phật giáo cũng không ngoại lệ. Có một vị giáo phẩm rất cởi mở trong việc tiếp nhận các tiện ích mới của thời đại về công nghệ thông tin, từng nhận định rằng nếu một Tăng Ni trẻ sử dụng điện thoại thông minh mà không có Chánh niệm thì chính điều đó sẽ tàn phá đời tu của vị Tăng Ni đó một cách nhanh nhất. Và trường hợp đáng tiếc liên quan đến việc sử dụng tiện ích công nghệ một cách thiếu kiểm soát trong Tăng Ni xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Suy cho cùng, dẫu là đời hay đạo, luật lệ hay giáo điều cũng không thể nào ngăn ngừa con người tránh khỏi những ảnh hưởng, tác động xấu từ ngoại vật, sử dụng điện thoại thông minh đều có mặt tốt và mặt xấu, chiếc điện thoại tuy nhỏ bé, nhưng tốt hay xấu đều phụ thuộc vào cách mà bạn sử dụng nó.

Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh. Bởi khi có sự kết hợp hài hòa của các phương tiện truyền thông nội dung Chánh pháp thì sẽ nhận được lợi ích vô cùng to lớn.

Thùy Dương

10 sai lầm khi để điện thoại mà bạn nên tránh 10 sai lầm khi để điện thoại mà bạn nên tránh

Ngày nay, thật khó để tìm một người không biết sử dụng điện thoại và số lượng người dùng điện thoại di động trên toàn ...

Cấm nhân viên đường sắt dùng điện thoại thông minh Cấm nhân viên đường sắt dùng điện thoại thông minh

Sau loạt tai nạn nghiêm trọng, ngành đường sắt đang siết chặt công tác quản lý, quy định cấm nhân viên tại một số vị ...

/ Theo Nghề nghiệp và Cuộc sống