Đường sắt cần 8.000 tỉ đồng để thay đầu máy, toa xe hết niên hạn

Đó là thông tin được ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.

Cụ thể, theo Nghị định 01/2022/NĐ-CP ngày 4/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, cho phép kéo dài lộ trình thực hiện niên hạn phương tiện giao thông đường sắt (đầu máy, toa xe) đến năm 2025.

325312469_1341543226689494_6749-1673570036066

Cụ thể, các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31/12/2018 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2023. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2025. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2026 không được kéo dài thời gian hoạt động.

Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết thêm, đến 1/1/2024 sẽ có 38 đầu máy, 74 toa xe khách, 391 toa xe hàng hết niên hạn; đến 1/1/2025 có 18 đầu máy, 50 toa xe khách và đến 1/1/2026 có 58 đầu máy, 44 toa xe khách và 1.081 toa xe hàng hết niên hạn… Ngay từ năm 2024, dự kiến đã bắt đầu thiếu toa xe phục vụ vận tải và sẽ thiếu trầm trọng trong các năm tiếp theo. 

 
Đặng Nhật / CAND