Hiệu quả kinh tế của chuyến tàu là không có, thậm chí còn làm thâm hụt ngân sách, TS Trần Đình Bá cho rằng, khoản lỗ này Nhà nước phải gánh chịu.
Nhiều năm qua, mỗi ngày đoàn tàu tuyến Yên Viên (Hà Nội) - Hạ Long (Quảng Ninh) chỉ chạy với lác đác vài hành khách, thậm chí có chuyến chỉ có duy nhất 1 hành khách.Với quãng đường 164km, đoàn tàu chạy mất 8 tiếng đồng hồ.
Theo lãnh đạo Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội, dù mỗi năm lỗ khoảng 1 tỷ đồng nhưng công ty vẫn duy trì đoàn tàu này phục vụ bà con tiểu thương, đồng thời giúp hệ thống đường ray không bị xuống cấp và hư hỏng.
Bình luận về câu chuyện tưởng lạ nhưng có thật của ngành đường sắt, TS Trần Đình Bá (Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam) chia sẻ, ông cảm thấy "buồn cười" trước tư duy tàu không chạy đường rau sẽ bị hư hỏng và thẳng thắn cho rằng đây là sản phẩm của một cơ chế quan liêu bao cấp.
Khoang hành khách vắng vẻ của chuyến tàu Yên Viên - Hạ Long. Ảnh: VnExpress |
Theo vị chuyên gia, Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội là công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm cổ phần chi phối.
"Ai là người sẽ phải chịu khoản lỗ 1 tỷ đồng/năm này? Đó là Nhà nước. Ngành đường sắt đã được phê duyệt sử dụng 7.000 tỷ đồng để nâng cấp đường sắt Bắc-Nam và họ đang hoạt động cầm hơi để trông chờ khoản tiền này.
Hiệu quả kinh tế của đoàn tàu Yên Viên - Hạ Long là không có và lý lẽ mà phía Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội đưa ra là không thuyết phục", TS Trần Đình Bá nói.
Ông tính toán, với quãng đường 164km, đoàn tàu Yên Viên - Hạ Long chạy mất 8 tiếng đồng hồ, nghĩa là vận tốc chừng 25km/h, chỉ hơn tốc độ của người đi xe đạp, trong khi đó, nếu chạy ô tô thì chỉ mất từ 2-2,5 tiếng.
Từ câu chuyện đoàn tàu lỗ 1 tỷ đồng/năm vẫn chạy này, TS Trần Đình Bá nhắc lại thực tế hệ thống đường sắt quốc gia đang lạc hậu, trì trệ, trong khi Bộ GTVT đang theo đuổi dự án đường sắt cao tốc 350km/h đầy tốn kém với tổng mức đầu tư dự tính lên tới hơn 58 tỷ USD.
Ông khẳng định, đường sắt quốc gia là công trình trọng điểm quốc gia quan trọng nhất, để cho cả một hệ thống đường sắt quốc gia tụt hậu, trì trệ suốt mấy chục năm qua là trách nhiệm thuộc Bộ GTVT và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Đường sắt khổ 1m là đồ cổ, không còn giá trị sử dụng nữa, vì thế dù có ném bao nhiêu tiền vào đó để tân trang thì cũng chỉ là đồ cổ mất giá trị sử dụng.
Việc phải làm của ngành đường sắt, theo vị chuyên gia, là phải nỗ lực tự lực, tự cường, mở rộng, hiện đại đường sắt quốc gia khổ 1m tốc độ thấp sang đường sắt quốc gia khổ 1,435m, tốc độ cao 150-200 km/h, kết hợp vừa hàng hóa và vừa chở khách.
Còn đối với dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, TS Trần Đình Bá nhắc lại quan điểm của mình, đó là "cỗ xe ngựa dành cho quý tộc", là "đồ trang sức" chỉ phù hợp với các nước giàu có ở vùng ôn đới như Pháp, Nhật, Đức...
Đáng lưu ý, nếu đường sắt cao tốc chỉ chở được duy nhất là hành khách, không chở được hàng hóa, không thể kết nối mạng quốc tế nên không kinh tế, không phổ dụng, thì không đáp ứng nhu cầu hội nhập..
Thành Luân
"7 phút" và câu chuyện đáng khâm phục trên mỗi chuyến tàu cao tốc Nhật Bản
"7 phút" có lẽ là quãng thời gian quá ngắn ngủi ngay cả cho việc nghỉ ngơi đối với mỗi người. Còn với các nhân ... |
Cận cảnh chuyến tàu rời ga ở Hà Nội chỉ với 2 vị khách nước ngoài, lỗ 10 triệu đồng/ngày
Hạ tầng giao thông đường bộ phát triển, thuận tiện hơn khiến đường sắt nhiều năm qua ngày càng thưa vắng khách, như tuyến đường ... |
Những chuyến tàu thu về 1 triệu đồng: Tiền đâu tăng lương?
Ngành đường sắt đang đối mặt với nhiều rào cản khó nâng chất lượng đời sống cán bộ, nhân viên vì số lao động dôi ... |