Chuyện kỳ quái gì đã xảy ra khi đào huyệt chôn Gia Cát Lượng?

Những câu chuyện kể về Gia Cát Lượng quả thực không có hồi kết. Xung quanh nhân vật huyền thoại này, hậu thế vẫn truyền tụng những điều kỳ bí, khó lý giải. Một trong số đó liên quan đến chuyện mai táng, hậu sự của ông.

chuyen ky quai gi da xay ra khi dao huyet chon gia cat luong

Gia Cát Lượng (181 – 234), tự Khổng Minh, là nhà quân sự, tư tưởng nổi tiếng thời Tam Quốc, cũng là biểu tượng trí tuệ được nhiều người Á Đông tôn sùng. Ông phò tá Lưu Bị, chia ba thiên hạ, thành lập liên minh Ngô – Thục chống lại Tào Ngụy. Người đời so sánh ông với mưu lược gia nổi tiếng Tôn Tử. Hình tượng ông càng nổi tiếng và được cả thế giới biết đến qua tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Đoán trước số mệnh, tự tìm huyệt chôn mình

Sử chép, sau khi dốc sức trong những cuộc Bắc phạt không ngừng nghỉ hòng khôi phục lại cố đô Trường An mà không thành, Gia Cát Lượng sức tàn lực kiệt, cuối cùng qua đời ở gò Ngũ Trượng.

Không chỉ giỏi bày binh bố trận, đặt mưu diễn kế, Gia Cát Lượng còn có sở học rất rộng, thông thiên văn, tường địa lý.

Người xưa rất coi trọng giờ hạ huyệt và địa điểm an táng mộ phần. Ngay từ khi còn sống, Gia Cát Lượng đã rất dụng tâm cho việc lựa chọn vị trí đặt mộ phần của mình. Ông đã tính toán kỹ lượng, dặn dò cẩn thận những việc hậu sự cho tả hữu thân tín.

Trong nhiều tài liệu lịch sử đều chép lại rằng Gia Cát Lượng đã chủ động chọn nơi an táng mình trên núi Định Quân. Núi Định Quân nay nằm ở phía nam huyện Miễn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể hạ trại, đóng được cả vạn quân nên mới có tên là Định Quân.

Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không phải là một lăng tẩm ở Thành Đô, kinh đô nước Thục?

Hậu thế từng đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau cho sự lựa chọn này. Có người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục.

Trên thực tế, Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ lưỡng về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này. Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô, được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Gia Cát Lượng thậm chí đã xác định được cả nơi cần lập mộ phần.

Tương truyền, trước khi chết, ông dặn tướng sĩ bỏ xác ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sĩ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.

Việc Gia Cát Lượng đích thân lựa chọn vị trí hạ huyệt cho mình làm quân sĩ không thể tưởng tượng nổi nhưng vẫn làm theo đúng lời dặn của ông. Và quả thật vào đúng thời gian hạ huyệt đã xảy ra một chuyện vô cùng kỳ lạ, không một ai có thể giải thích.

chuyen ky quai gi da xay ra khi dao huyet chon gia cat luong

Gia Cát Lượng đích thân lựa chọn vị trí hạ huyệt cho mình. Ảnh dẫn theo 123.com.

Quân sĩ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt. Quân sĩ vốn bán tín bán nghi, cũng không chú ý lắm tới những lời dặn dò của Gia Cát Lượng.

Tuy nhiên khi tới núi Định Quân, đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Lúc này, quân sĩ mới nhớ tới lời dặn dò của ông, ai nấy đều lắc đầu, lè lưỡi, sợ hãi, hốt hoảng toát mồ hôi, vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt.

Tuy nhiên khi quân sĩ còn chưa kịp đào huyệt thì bỗng nghe thấy một tiếng nổ ầm ầm long trời lở đất ngay sau lưng. Họ càng sợ hãi hơn nữa khi quay đầu nhìn lại, phát hiện đỉnh núi Định Quân bị nứt tách ra. Đất đá sụp xuống vừa khít tạo thành một huyệt mộ vừa vặn với kích thước quan tài của Gia Cát Lượng.

Lúc này, mọi người mới bàng hoàng bái phục, cho rằng Gia Cát Lượng đúng là thần nhân. Tất cả quỳ sụp xuống đất, chuẩn bị đồ tế lễ và run rẩy đặt quan tài Gia Cát Lượng vào vị trí trên. Hóa ra ngay từ đầu, Khổng Minh đã tự sắp xếp, lựa chọn cho mình một vị trí hạ huyệt. Người ta nói, ông có thể đoán trước được thiên tượng biến hóa có lẽ cũng là bởi vậy chăng?

Mộ thật, mộ giả

Ngay từ khi còn sống, Gia Cát Lượng đã dặn dò quân lính không được chôn theo bất kỳ tài sản hay vật tuỳ táng nào. Mộ huyệt chỉ vừa khít quan tài, không xây lớn, không trồng cây hay ám hiệu đánh dấu để bị phát hiện. Thời Tam Quốc, trộm mộ rất lộng hành. Ngay cả Tào Tháo khi chết cũng di chúc lại phải làm 72 mộ để tránh bị mộ tặc đào.

Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng một khu mộ lớn cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Khi quyết định làm điều này, họ cũng đã tính đến nhiều biện pháp chống lại mộ tặc. Người ta đã xây dựng rất nhiều mộ giả xung quanh ngôi mộ thật.

Ngôi mộ mà ngày nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.

Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Nhưng những khẳng định rằng đây là ngôi mộ thật của Gia Cát Lượng chỉ mới được đưa ra từ năm 1799, tức là hơn 1.500 năm sau khi ông mất.

chuyen ky quai gi da xay ra khi dao huyet chon gia cat luong

Lăng mộ Khổng Minh tại núi Định Quân. Ảnh dẫn theo baomoi.com.

Đô đốc tỉnh Thiểm Tây, Tùng Quân là người khẳng định điều này, dựa trên những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian thời đó. Vì vậy, nhiều người cho rằng đó chưa hẳn là mộ thật của Gia Cát Lượng. Cũng giống như Tào Tháo, cho tới nay hậu thế vẫn chưa thể xác định được một thật của Gia Cát Vũ Hầu.

Bản thân Gia Cát Lượng cũng là một nhà tiên tri. Tập sách “Mã Tiền Khóa” của ông để lại rất nhiều dự ngôn chuẩn xác tới hàng nghìn năm sau, khiến hậu thế xuýt xoa, kinh ngạc.

chuyen ky quai gi da xay ra khi dao huyet chon gia cat luong Điều Gia Cát Lượng thua kém Tư Mã Ý, khiến con cháu phải chết thảm?

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý từng là kỳ phùng địch thủ thời Tam quốc ở Trung Quốc, nhưng trải qua thời gian, hậu ...

chuyen ky quai gi da xay ra khi dao huyet chon gia cat luong "Ba tấc lưỡi" của Gia Cát Lượng đã làm khổ Chu Du và Tôn Quyền ra sao?

Ngoài một chữ “nghĩa” nổi bật, xuyên suốt nội dung, “Tam quốc diễn nghĩa” cũng miêu tả rất nhiều về chữ “trí”. Trong rất nhiều ...

/ http://danviet.vn