Trong hoàng cung nhà Thanh xưa tồn tại nghi thức tế lễ kỳ lạ tựa như lên đồng, dưới sự chủ trì của Hoàng đế hoặc Hoàng hậu.
Trong hoàng cung nhà Thanh, Trung Quốc có những người chuyên lên đồng và được gọi là “Tát Mãn thái thái”. Thậm chí, họ còn bị gọi lén là những bà đồng. Tát Mãn thái thái trong cung nhà Thanh có chừng 20 người, ngoài ra còn có hơn chục tiểu thái giám đóng vai tiểu quỷ khi hành lễ.
Theo quy định trong cung, hằng năm, vào ngày mùng 1 tháng 2, mùng 5 tháng 5, 15 tháng 7, mùng 9 tháng 9 và ngày đông chí đều tổ chức nghi thức tế trời, tế tổ, trong đó ngày tễ lễ mùng 1 tháng 2 là long trọng nhất. Bởi ngày này, vào chập tối, hoàng hậu sẽ đích thân làm chủ tế.
Vào ngày mồng 1 tháng 2, người trong cung sẽ dựng một cây trụ cao chừng ba trượng với đường kính một thước rưỡi trong Đại tứ hợp viện thuộc cung Khôn Ninh. Phía trên đầu trụ, người ta bố trí thêm một chiếc cột ngang dài chừng một thước. Trụ được cắm vào đá khối có lỗ. Trụ này chính là một cây tùng có thân thẳng tắp với ý nghĩa “Tùng bách thường thanh” (như tùng bách mãi mãi xanh tươi).
Ảnh minh họa. Nguồn: Baidu.com.
Vào ngày tổ chức lễ tế trời, Hoàng hậu, Phi, Tần, Đáp Ứng, Thường Tại, Phúc Tấn, Cách Cách…và các cung nữ sẽ tới tham gia. Đám phi tần xếp dãy ngồi trên nệm da sói tại hành lang của chính điện.
Bài vị tổ tông được bày ở vị trí trung tâm và góc Tây Bắc của chính điện. Trong đó, bài vị của liệt tổ liệt tông được đặt ở giữa, góc Tây Bắc là dành cho bài vị của các vị tiên nhân trực hệ. Cả hệ thống sân và điện đường trong cung được gọi là “thần khu”, hay “đường tử” theo cách gọi dân dã. Trong thần khu đâu đâu cũng khói nhang mịt mùng với bầu không khí tĩnh lặng, thần bí, không một tiếng động.
Theo ghi chép của sử sách, lễ tế trong cung nhà Thanh chia thành triều tế và tịch tế. Trong đó, hoàng đế sẽ đứng ra chủ trì triều tế, còn hoàng hậu đóng vai trò cầm trịch trong nghi thức tịch tế.
Khi buổi tế lễ chính thức bắt đầu, hai đội phụ trách âm thanh trống nhạc sẽ xuất hiện từ hành lang phía Đông, phía Tây. Bọn họ ăn mặc cực cổ quái, vừa thổi kèn vừa nhảy nhót, sau đó quay vòng quanh trụ, quanh điện đường. Cứ thế, đám người vừa thổi vừa dẫm chân và hô hét ầm ĩ. Sau màn quay cuồng ấy, họ rút vào hành lang và tiếp tục tấu nhạc.
Hết màn dạo đầu có phần náo nhiệt này lại xuất hiện tốp người với bộ dạng yêu ma quỷ quái. Họ vừa hô hét, vừa nhảy nhót, miệng thì không ngừng phun lửa. Khi bầy quỷ đang say sưa thể hiện, tiết tấu âm thanh bỗng thay đổi. Những tiếng trống gióng lên kinh thiên động địa. Tát Mãn thái thái từ đâu xuất hiện trong tiếng trống rền vang. Bà ta vận trang phục của thần thánh, tóc tai buông xõa, tay chân và eo đều đeo chuông. Một tay cầm trống, một tay cầm dùi. Cả hai Tát Mãn vừa múa vừa hát và di chuyển quanh trụ. Khi ấy có cả đối xướng, hợp xướng lẫn màn ca hát của lũ tiểu quỷ.
Tư tế (người trông coi tế lễ) lúc này vừa rải tiền giấy vừa tế rượu rồi ra sức khuyên lũ quỷ quái nên an phận mà mau chóng trở về địa phủ. Sau một hồi biểu diễn, tiếng hò hét của lũ quỷ bỗng dưng im bặt. Điều đó cho thấy, Tát Mãn thái thái thực sự có uy lực. Cả hai Tát Mãn nở nụ cười sảng khoái và lộ rõ vẻ tự hào vì thắng lợi. Lúc này, hai vị đại thần đứng bên Tát Mãn đánh trống giòn giã, riêng Tát Mãn miệng niệm thần chú và di chuyển vòng quanh đường tử, rồi dần lui về phía hành lang và trở về khu thần xá.
Trông thấy Tát Mãn đã khuất bóng, đám ác quỷ to gan và lũ quỷ không đầu, hổ, trai, tôm cua…từ bốn phương tám hương lại lũ lượt ùa ra. Trông chúng như nước tràn bờ. Hết hò hét nhảy múa lại đến màn gõ trống ầm ĩ. Tát Mãn cùng ba đại thần và chư vị thiên thần lại xuất hiện. Lần này, “bà đồng” cầm theo roi thép, thẳng tay quất vào lũ quỷ, khiến chúng vì đau đớn mà kêu khóc rầm trời rồi ôm đầu trốn chạy. Lát sau, không khí trở nên yên tĩnh trở lại. Tát Mãn dẫn theo các vị thần hát ca tưng bừng, ăn mừng thắng lợi rồi lui vào khu thần xá. Trong khi đó, đám tư tế đốt hương, rải tiền giấy tại bốn góc đường tử…
Khi lượt nhạc thứ ba nổi lên, Tát Mãn, nhị đại thần và chư vị thần tiên lại từ từ xuất hiện trong tiếng nhạc tưng bừng, vui tươi. Họ nhẹ nhàng cất lời ca, tiếng hát và thể hiện những điệu múa. Đám quỷ quái cũng theo sau các vị thần và đung đưa cơ thể với dáng vẻ kỳ quái theo điệu nhạc, tỏ rõ đã hàng phục. Đó là khâu cuối cùng khép lại nghi thức tế lễ trong cung. Trước khi rã đám, mọi người cùng quỳ trước hoàng đế hoặc hoàng hậu rồi nhất loạt khấu lạy 9 cái và hô vang ba lần “Vạn tuế”…
Hoàng hậu La Mã chê chồng, đến đêm rời hoàng cung đi tiếp khách làng chơi
Xuất thân trong hoàng tộc danh giá, là người phụ nữ đầy quyền lực trong triều đình nhưng Hoàng hậu Valeria Messalina lại nổi tiếng ... |
Mê mẩn ngắm cung điện Gyeongbok ở xứ xở Kim Chi
Cung điện Gyeongbok là nơi ở chính của hoàng gia trong suốt vương triều Chosun (1392 - 1910). Cung điện này có 7225 phòng với ... |