Việc King Coffee sẽ đồng hành cùng các đội tuyển quốc gia trong 3 năm liên tiếp mở ra nhiều cơ hội mới của bóng đá Việt Nam khi trở lại sau dịch COVID-19.
Cà phê và bóng đá, liệu có điểm tương đồng? Để trả lời cho câu hỏi này, có thể dẫn ra chia sẻ của một nhà báo từng phụ trách chuyên mục “Cà phê 24h” ở một tờ báo thể thao. Lý giải cái tên chuyên mục rằng: “Cà phê và bóng đá mới chính là hợp với nhau nhất.
Cà phê có vị đắng, vị ngọt giống như bóng đá có buồn, có vui; có hy vọng có thất vọng; có nỗi ngọt ngào, có niềm đắng cay… Thưởng thức một ly cà phê - ngon nhất là trong khoảng… 90 phút, đúng với thời gian của một trận đấu”.
|
|
HLV Park Hang-seo chúc mừng bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Ảnh: VFF |
Nói đến câu chuyện của cà phê và bóng đá Việt Nam. Cách đây 18 năm, trước thềm giải nữ vô địch quốc gia 2002, thông tin khả năng Trung Nguyên sẽ tài trợ cho bóng đá nữ Việt Nam khoản tiền khoảng 500 triệu đã nhận được nhiều sự chú ý. Đó là một khoản tiền lớn so với thời giá lúc đó. Đổi lại, Trung Nguyên phải được VFF công nhận là nhà tài trợ chính, được đặt số lượng lớn biển quảng cáo trên sân.
Tuy nhiên, thương vụ đó đã không thành. Bóng đá Việt lại không đáp ứng được những yêu cầu của Trung Nguyên như sự quan tâm của khán giả, số lượng trận đấu truyền hình trực tiếp… Đó là một cơ hội đáng tiếc của bóng đá Việt với một thương hiệu cà phê.
Mới đây, tất cả từng xôn xao về thương hiệu cà phê “Ông Bầu” với sự kết hợp giữa bầu Đức, bầu Thắng và bầu Hải (ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch NutiFood). Cảm hứng từ bóng đá chính là khởi nguồn của thương hiệu với solgan: “Sống thật - Cà phê thật”. Bầu Đức từng nói về thương hiệu “cà phê Ông Bầu”, đó thứ cà phê sạch như phong cách bóng đá sạch mà ông và những “chiến hữu” theo đuổi.
Việc cả bầu Đức, bầu Thắng từng là lão làng của bóng đá Việt Nam lại tìm đến giải bóng đá dành cho sinh viên là thông điệp hướng đến “bóng đá sạch”.
Thực tế, những ly cà phê của bóng đá Việt Nam gần đây đều đọng lại những dư vị ngọt ngào. Chúng ta đã giành được nhiều danh hiệu tại châu lục và khu vực ở cấp độ U23 và đội tuyển quốc gia kể từ khi huấn luyện viên Park Hang-seo xuất hiện. Hiệu ứng tích cực mang lại không chỉ là sự đón nhận của khán giả, quan trọng nhất là sự đồng hành của nhiều nhà tài trợ.
Ngày 25/5, thương hiệu cà phê King Coffee chính thức đồng hành cùng Đội tuyển Việt Nam trong 3 năm liên tiếp (6/2020 – 5/2023). Bóng đá là môn thể thao Vua, không chỉ kết nối tinh thần dân tộc Việt trên khắp năm châu, mà còn gửi thông điệp đến bạn bè quốc tế về một hình ảnh Việt Nam quả cảm, không chịu lùi bước trước khó khăn. Đó là thông điệp mà tất cả cùng hướng đến.
Như các bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Tổng Giám đốc TNI King Coffee ví von thì: “Chứng kiến đội tuyển thi đấu với tinh thần rực lửa của nhà đương kim vô địch Đông Nam Á, tôi thấy giữa đội tuyển và King Coffee có một điểm chung. Đó là khát vọng chinh phục. Chúng tôi với sứ mệnh đưa cà phê Việt chinh phục thị trường thế giới, bóng đá Việt Nam cũng vậy. Khi hai sứ mệnh đó kết hợp với nhau, tôi tin sẽ tạo nên bước tiến tuyệt vời”.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh chia sẻ rằng: "Chúng tôi rất tâm đắc với triết lý Người Việt Nam xứng đáng hưởng những sản phẩm cà phê chất lượng quốc tế. Bóng đá Việt Nam cũng có khát vọng như vậy. Người hâm mộ Việt Nam xứng đáng được cổ vũ đội tuyển thi đấu tại các đấu trường đỉnh cao thế giới. VFF tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ, đồng hành của tất cả mọi người, trong đó có Nhà tài trợ King Coffee, chúng ta sẽ cùng nhau hiện thực hóa khát vọng đó".
VFF từng đặt mục tiêu tạo nguồn thu 256 tỷ đồng trong năm 2020. Tuy nhiên vì dịch COVID-19, mới đây tổ chức này cho biết sẽ giảm ít nhất 6% doanh thu (tương đương 15 tỷ đồng). Với việc có nhà tài trợ mới, VFF sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt khi đội tuyển Việt Nam hướng đến hai giải đấu quan trọng cuối năm là AFF Cup 2020 và Vòng loại World Cup 2022.
Với bóng đá Việt Nam, sau khi trở lại sau dịch COVID-19 với không khí sôi động đến từ các giải chuyên nghiệp quốc gia, tất cả đang tiếp tục thưởng thức những ly cà phê của ngọt ngào và hy vọng.
VFF tìm đội giao hữu với tuyển Việt Nam Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, VFF đang gặp khó trong việc tìm đối thủ đá giao hữu cho đội tuyển Việt Nam. Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết: “VFF đang rất chủ động trong việc lên kế hoạch thi đấu cho đội tuyển Việt Nam trong tháng 10 và 11. Cái khó của chúng ta là tình hình dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát rất tốt nhưng tình hình khu vực còn nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ nỗ lực để từ nay tới đó, tìm được đối thủ giao hữu, cho tuyển Việt Nam có những trận đấu chuẩn bị khi các nước đã kiểm soát được dịch bệnh”. Trước đó, Thầy trò HLV Park Hang-seo dự định giao hữu với tuyển Iraq hồi tháng 3 nhưng đội bạn đã xin hủy trận đấu này. Không lâu sau đó, đội thay thế là Kyrgyzstan cũng có hành động tương tự. Không chỉ tuyển Việt Nam, các đội trẻ cũng gặp khó khăn trong việc duy trì thi đấu. U19 Việt Nam đã không thể tham dự giải giao hữu Toulon Tournament rất chất lượng tại Pháp. Kế hoạch chuẩn bị cho Giải U19 châu Á 2020 của ông Philippe Troussier cũng bị ảnh hưởng lớn khi giải U19 quốc gia liên tục lùi lịch. (H.H.) |
Hưng Hà
Những nhà tài trợ bóng đá “ngược dòng” sau đại dịch
Giống như nhiều quốc gia khác, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn phải ... |
Bóng đá Việt: Không cần Đặng Lê Nguyên Vũ, đã có Lê Hoàng Diệp Thảo
Ngày 25.5, các đội tuyển nam- nữ đã có thêm nhà tài trợ . Điều đáng nói, nhà tài trợ lần này là King Coffee ... |