Tại phiên họp của UBTVQH cho ý kiến báo cáo thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý bày tỏ sự không hài lòng với nhiều Bộ ngành Trung ương không có báo cáo và nói "dễ như viết báo cáo còn chẳng làm"!
Sáng nay 12-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm (THTK), chống (CLP) trong năm 2017 của Chính phủ dự kiến gửi đến QH vào kỳ họp thứ 5, tháng 5-2018.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng - Ảnh: Nguyễn Nam
Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết một số lĩnh vực còn có sự lãng phí lớn là phân bổ, sử dụng vốn vay cho đầu tư. Mặc dù cơ cấu danh mục trái phiếu Chính phủ đã được cải thiện cả về kỳ hạn và lãi suất, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước (NSNN), giảm áp lực về nợ công (đến ngày 31-12-2017, dư nợ công bằng khoảng 61,3% , dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 45% GDP, trong phạm vi giới hạn QH cho phép), song việc phân bổ, sử dụng vốn vay cho đầu tư được Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận là còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.
Việc phân bổ, sử dụng vốn vay cho đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, một số dự án vay lại vốn vay , ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ phát sinh rủi ro không trả được nợ, phải thực hiện tái cơ cấu tài chính. Theo đó, một số dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ đã phát sinh rủi ro không trả được nợ, phải thực hiện tái cơ cấu tài chính, chuyển sang hình thức nhà nước đầu tư hoặc Quỹ Tích lũy phải ứng trả thay (như: dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam của Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy).
Vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi giải ngân vốn đầu tư công chậm. Vẫn còn tình trạng bố trí vốn dàn trải, kéo dài thời gian thực hiện so với quy định như Hòa Bình 78 dự án; Yên Bái 61 dự án; Lâm Đồng 37 dự án... Phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn của ngành, địa phương; nghiệm thu, thanh toán thừa so với thực tế thi công gồm: i 50,8 tỉ đồng; Lạng Sơn 41,9 tỉ đồng; Kiên Giang 17,7 tỉ đồng; Đồng Nai 11,7 tỉ đồng…
Cùng với đó, các dự án BT, giao thông chưa được kiểm soát chặt chẽ; còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong xã hội.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, công tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập chưa theo kịp yêu cầu. Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo; quản trị nội bộ yếu kém, chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp. Chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn quá lớn. Một số địa phương giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp vượt định mức, tiếp nhận vượt chỉ tiêu.
Cụ thể, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong năm 2017 phát hiện thừa biên chế 57.175 người trong khu vực nhà nước. Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính về công tác quản lý NSNN phát hiện một số địa phương giao biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo vượt định mức (An Giang vượt 99 người; Lâm Đồng vượt 63 người).
Việc thực hiện xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công còn chậm. Cụ thể tính đến hết năm 2016, cả nước có 57.171 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ về tài chính, trong đó: 123 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (bằng 0,21%); 1.934 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (bằng 3,38%); 12.968 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (bằng 22,68%) và 42.146 đơn vị NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí, bằng 73,7%.
Bên cạnh các nôi dung báo cáo, tại phiên họp, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn nêu tên nhiều Bộ ngành, cơ quan chưa báo cáo hoặc báo cáo mà không có số liệu gì cụ thể.
Cụ thể, có tới 16/34 bộ, cơ quan Trung ương; 17/63 tỉnh, thành phố; 16/23 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước không gửi Chương trình THTK, CLP cho Bộ Tài chính. Cùng đó, có 4/34 bộ, cơ quan Trung ương; 12/63 tỉnh, thành phố; 13/23 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước không gửi báo cáo kết quả THTK, CLP…
"Thậm chí còn có địa phương còn… gửi nhầm báo cáo của năm 2016!" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thẳng thắn.
Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiêm túc kiểm điểm các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc không gửi chương trình, báo cáo kết quả THTK, CLP; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật, báo cáo QH kết quả xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này.
Cho ý kiến báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt thẳng vấn đề: "Các địa chỉ chưa báo cáo nhiêu như vậy thì số liệu của báo cáo Chính phủ có thực không, có phản ánh đúng bản chất của kết quả THTK, CLP năm 2017 hay không?".
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cũng băn khoăn về tính chính xác số liệu kết quả của báo cáo khi nhiều nơi chưa gửi báo cáo và không ít báo cáo, trong đó có cả báo cáo của Văn phòng Chính phủ không có số liệu về THTK, CLP.
Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị báo cáo của Chính phủ chưa đầy đủ, cần bổ sung, làm lại và gửi lại cho UBTVQH trước khi trình QH tại kỳ họp vào tháng 5 tới.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý
Trước con số bộ ngành, địa phương, cơ quan "lờ" đi việc làm báo cáo THTK, CLP, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý nói thẳng: "Không làm báo cáo chứng tỏ nhận thức về THTK, CLP chưa ăn sâu nhiều nơi. Dễ như viết báo cáo còn chẳng làm!".
Đồng tình các ý kiến trên, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển bày tỏ sự ngỡ ngàng khi báo cáo và chương trình THTK, CLP năm 2017 đã được QH cho lùi từ kỳ họp cuối năm 2017 sang kỳ họp giữa năm 2018 mà vẫn còn nhiều nơi không thực hiện.
Giải đáp các băn khoăn, không đồng tình của thành viên UBTVQH, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: "Chúng tôi chưa nhận được thì coi như là chưa báo cáo. Ngay ngày hôm nay, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng văn bản yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu chưa có báo cáo và chưa có chương trình hành động THTK, CLP".
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: "UBTVQH chính thức phê bình các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa có báo cáo về THTK, CPL năm 2017. Như vậy là không chấp hành nghiêm túc. Đây cũng là nội dung giám sát của QH về thực hiện Luật THTK, CLP".
Ông Phùng Quốc Hiển cũng nhắc nhở: "Cơ quan xây dựng báo cáo và cơ quan thẩm tra phải điều chỉnh lại số liệu cho sát đúng của năm 2017, chứ không thể báo cáo năm 2017 mà lấy số liệu từ năm 2016".
Đặc biệt để chương trình THTK, CLP có hiệu quả, Phó Chủ tịch QH yêu cầu làm rõ địa chỉ về trách nhiệm, xử lý nghiêm túc những nơi chưa thực hiện nghiêm túc quy định về THTK, CLP.
"Phải công khai các hiện tượng lãng phí để dư luận lên án và biểu dương kịp thời những hành động tích cực trong THTK"- ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành công trình Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên của NSNN năm 2018 là 12% đối với các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào, so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia. Chỉ tiêu tiếp theo là cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương. 2018 Chính phủ cũng xác định sắp xếp, tổ chức lại để tinh gọn đầu mối, giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động, phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập. Trong triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Chính phủ đặt mục tiêu thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định. Hạn chế mua sắm xe ô tô (trừ xe ô tô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền; không sử dụng vốn vay nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vay thương mại để mua xe ôtô công, đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán xe công, phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng 30% - 50% số lượng xe ôtô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các bộ, ngành, địa phương. Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan; phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém của 12 dự án chậm tiến độ, doanh nghiệp kém hiệu quả thuộc ngành công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác. Chủ động đổi mới, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, quản lý. Chính phủ cũng cam kết quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp và dừng việc giao bổ sung biên chế. Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế vượt quá số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao, giải quyết dứt điểm số biên chế vượt quá số biên chế được giao. Trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015, giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế, đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định. |
Hàng loạt bộ, ngành bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê bình
16/34 bộ, cơ quan Trung ương chưa có báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và bị Ủy ban Thường vụ ... |
Khu vực nhà nước thừa hơn 57.000 biên chế
Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2017 của Chính phủ cho hay, kết quả kiểm toán năm 2017 đã phát ... |
Tiết kiệm, chống lãng phí: Hãy bắt đầu từ giảm họp, đổi thư mời
Chỉ cần thay đổi từ gửi thư mời họp bằng giấy sang thư điện tử, mỗi năm Văn phòng UBND TPHCM tiết kiệm được 20 ... |
Tiết kiệm một năm hơn 1.300 tỷ: Lãng phí là tội ác
Thông tin tại kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An, năm 2017, địa phương đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, tiết ... |
Thế Dũng