Chờ ân sủng từ Mỹ, Nga tự đến \"miệng hố\" chiến tranh

Tờ Svobodnaia Pressa.ru vừa cho đăng bài báo với tiêu đề "Chờ ân sủng từ Mỹ, Nga tự đến "miệng hố" chiến tranh" (được sự đồng ý của tác giả) của chính khách Mỹ Paul Craig Roberts.

Tác giả là Tiến sỹ kinh tế, nguyên Thứ trưởng chuyên về chính sách kinh tế Bộ tài chính Mỹ Chính quyền R.Rigan. Tác giả chính sách kinh tế Chính quyền Mỹ trong các năm 1981 -1989 vởi tên gọi “ Riganomy”.

Từng là Tổng biên tập và chuyên gia bình luận báo The Wall Street Journal, Tạp chí Businessweek và Hãng thông tấn Scripps Howard News Service. Đã có thời kỳ là tác giả chuyên mục trên tờ The Washington Times. Tác giả rất nhiều cuốn sách đề cập đến những vấn đề lớn nhất của thế giới hiện đại.

Để có cái nhìn đa chiều về một vấn đề, chúng tôi xin được mạn phép dịch lại để giới thiệu với bạn đọc (qua bản dịch tiếng Nga của Sergey Dukhanov trên “Svobodnaia Pressa”). Ảnh và các tiêu mục nhỏ trong bài đều là của “Svobodnaia Pressa.ru”.

cho an sung tu my nga tu den mieng ho chien tranh
Nga mong muốn trở thành một phần của thế giới Phương Tây một cách tuyệt vọng, đến mức không còn nhận thấy những hiểm nguy rình rập

Một số nhà sử học cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai là do đã “vỗ về” được Hitler, khi Thủ tướng Anh NevilleChamberlainhoàn trảcho Đức những khu vực lãnh thổ mà trước đó, theo Hòa ướcVersailles (ký năm 1919 chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã được chuyển giao cho những nước khác và như thế đã vi phạm những cam kết của Tổng thống Mỹ ThomasWoodrowWilson là sẽ không có bất kỳ khoản bồi thường chiến phí và mất mát lãnh thổ nào nếu như nước Đức đồng ý ngừng bắn để chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Báo Anh: Thế chiến 3 sẽ nổ ra ngay trong năm nay?

Tôi không đồng ý với lập luận trên. Đối với tôi, tất cả các sự kiện đều rất rõ ràng. Nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai là những cam kết trên trời rơi xuống, hoàn toàn không có một cơ sở nào, vô lý do và cũng bất khả thi của Thủ tướng Anh Chamberlain trước Chính quyền quân sự Ba Lan.

Theo những cam kết đó, nếu Ba Lan từ chối trao trả cho Đức đất đai và dân cư thì nước Anh sẽ ủng hộ Ba Lan. Khi Đức và Liên Xô ký với nhau thỏa thuận chia chác Ba Lan, thì nước Anh, do đã có “những cam kết” ngu ngốc đó, nên phải tuyên chiến với Đức.

Nhưng không phải là tuyên chiến với Liên Xô. Và vì Pháp là đồng minh của Anh theo Hòa ước (Versailles –ND), nên Pháp cũng buộc phải tuyên chiến. Bởi vì tại Phương Tây, phương tiện tuyên truyền giữ vai trò thống trị, nên ít người biết về thực tế đó, nhưng Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ bởi vì Anh và Pháp đã tuyên chiến với Đức.

Mặc dù vậy, những thành viên chế độ Đức (Quốc xã) sống sót lại được giao cho Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô xét xử tại Tòa án Nürnberg vì tội khỏi động cuộc chiến tranh xâm lược.

Quan điểm xã hội chung đều nhất trí ở điểm cho rằng chính (Thủ tướng Anh) Chamberlain đã “tạo cảm hứng” cho Hitler khiến y ngày càng có những hành động điên cuồng hơn, bởi vì Anh đã không có những động thái đáp trả thích đáng cần thiết.

cho an sung tu my nga tu den mieng ho chien tranh
Ông Paul Craig Roberts

Nhưng tại sao hiện nay lại không có một ai bàn gì về chuyện chính sự thụ động của Chính quyền Nga trong việc đưa những biện pháp đáp trả các hành động hung hăng của Washington đối với nước Nga cũng đã “khuyến khích” Washington tiến hành những biện pháp ngày càng hiếu chiến hơn? Và cứ như vậy cũng sẽ dẫn đến chiến tranh.

Chính quyền Nga – cũng giống như Chính phủ Chamberlain – không đáp trả các hành động khiêu khích (của Mỹ - ND) – còn nguy hiểm hơn nhiều những hành động (khiêu khích) mà Chamberlain từng phải đối mặt, bởi vì, lại cũng giống như Chamberlain, chính quyền Nga muốn hòa bình hơn là chiến tranh.

Vấn đề là ở chỗ, liệu có tránh được chiến tranh hay không, hay là, ngược lại, chính việc chính phủ Nga khoanh tay bất lực, không có những hành động đáp trả nào trước những biện pháp cấm vận phi pháp, những cáo buộc mang tính tuyên truyền và ma quỷ hóa nước Nga (từ phía Mỹ) đã làm cho chiến tranh ngày càng đến gần nước Nga hơn.

Nga thậm chí còn cho phép Washington bố trí các căn cứ chống tên lửa (NMD) trên biên giới của mình với Ba Lan và Romania! Như vậy chẳng khác nào Mỹ ngồi im trước việc Nga bố trí các căn cứ tên lửa của mình tại Cuba.

Nước Nga hiện đang ở trong tình thế bất lợi, bởi vì, khác với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Nga – đó là một xã hội mở, chứ không phải là nhà nước cảnh sát như nước Mỹ,- nơi mà toàn bộ những bất đồng với chính quyền đều bị kiểm soát và trấn áp.

Chính quyền Nga tự đặt mình vào tình thế bất lợi, khi cho phép người nước ngoài sở hữu một phần các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng Nga. Chính quyền Nga cũng tự đặt mình vào thế bất lợi bằng quyết định cho phép hàng trăm các tổ chức phi chính phủ (NGO) do Mỹ và Châu Âu tài trợ hiện diện trên lãnh thổ Nga. Các cơ quan đó tổ chức các hành động chống đối và thường xuyên đưa ra những cáo buộc vô căn cứ chống chính quyền Nga.

Chính quyền Nga cho phép (các tổ chức phi chính phủ đó hoạt động) bởi vì đã suy nghĩ một cách ngây thơ rằng dường như Washington và các đồ đệ của Washington sẽ xem xét Nga với tư cách là một nền dân chủ khoan dung và sẽ nồng nhiệt chào đón nước Nga gia nhập Gia đình các Dân tộc Phương Tây (viết hoa theo tác giả –ND).

Nước Nga cũng đang trong tình thế bất lợi bởi vì giai cấp thượng tầng có học thức của Nga,- các giáo sư và những nhà doanh nghiệp đều có định hướng Phương Tây. Các giáo sư muốn rằng họ được mời đến dự các hội nghị tại Đại học tổng hợp Harvard.

Còn những doanh nhân muốn được hội nhập vào cộng đồng doanh nghiệp Phương Tây. Những con người này – đã được biết đến nhiều với danh xưng nổi tiếng “những nhân vật hội nhập Đại Tây Dương”. Họ (những nhân vật đó) cho rằng tương lai của nước Nga phụ thuộc vào việc nước Nga có được Phương Tây đón nhận hay không.

Và họ sẵn sàng bán nước Nga – chỉ để đạt được một mục đích duy nhất – là nước Nga được Phương Tây chấp nhận. Thậm chí đã có ai đó trong giới trẻ ở Nga nghĩ rằng, tất cả mọi thứ ở Mỹ đều tuyệt vời, các đường phố ở Mỹ đều được dát vàng. Và có cả ai đó nữa trong giới truyền thông Nga còn nhận các “chỉ thị “ từ những hãng thông tấn Phương Tây.

Chính quyền Nga ở trong tình thế khó khăn. Người Nga đã tin tưởng một cách sai lầm rằng sự tan rã của Liên Xô đã làm cho tất cả chúng ta (trong trường hợp này, ý của tác giả là người Mỹ và người Nga –ND) trở thành bạn bè.

Có cảm giác là hình như chỉ mỗi mình Gorbachev hiểu được rằng sự sụp đổ của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết đã hủy diệt tất cả mọi nhân tố kiềm chế cách hành xử bá quyền của Washington.

Có cảm giác là, ít người ở Nga hiểu được rằng ngân sách khổng lồ và quyền lực vô biên của tổ hợp quân sự - tình báo Mỹ, điều mà chính Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã từng cảnh báo từ năm 1961, luôn cần phải có một kẻ thù nào đó để giải thích cho sự tồn tại của mình.

Do Liên Xô sụp đổ – kẻ thù đó đã bị tiêu diệt. Và vào đúng thời điểm nước Nga đứng lên bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, Washington đang rất cần kẻ thù đã có thể điền vào mục “kẻ thù” chính là nước Nga của Putin.

Chính quyền Nga và tầng lớp thượng lưu Nga quá chậm chạp để nhận thức được điều đó. Và chỉ có một số rất ít người bắt đầu “nhận diện được sự thật”.

Và mặc dù đã có những điềm dữ về những sự kiện không thể tránh khỏi đã hiện rõ trên tường (nguyên văn – ND), đại sứ mới của Nga tại Liên hợp quốc Vasili Nebenzia ngày 29/7 (2017) vẫn tuyên bố rằng nước Nga không có phương án thay thế “việc bắc các nhịp cầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào…. Về những gì liên quan đến chúng tôi (Nga- ND) và người Mỹ, thì trong nhiều trường hợp, họ (người Mỹ - ND) không thể thiếu chúng tôi, và chúng tôi, cũng không thể thiếu họ- đấy là một thực tế khách quan….. ” .

Đấy là – tuyên bố về sự đầu hàng của Nga.

Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergey Riabkov cũng từ chối đọc những dòng chữ cảnh báo trên tường (tức các điễm dữ vừa nói ở trên –ND). Ông ta nghĩ rằng Matxcova và Washington cần phải đoạn tuyệt với cái vòng tròn sai lầm gồm những biện pháp (trừng phạt ) và phản biện pháp (chống trừng phạt –ND) và phải cùng nhau làm lại tất cả từ đầu.

Ngày 30/7 (2017), Tổng thống Nga, dù sao chăng nữa cũng đã đáp trả những hành động của chế độ B.Obama trước thềm Lễ giáng sinh (tháng 12/2016 – ND) trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi Washington và tịch thu bất hợp pháp các bất động sản của Quốc gia Nga bằng cách yêu cầu “ 750 nhà ngoại giao Mỹ” rời Nga, - những người trên thực tế là các điệp viên hoạt động phá hoại nhà nước Nga.

Lẽ ra, Putin đã có thể bắt giữ họ. Thời gian cần để Nga đáp trả các hành động thù địch của Washington chống lại các nhà ngoại giao Nga đã lên tới 7 tháng trời.

Đôi khi chính quyền Nga cũng cho thể hiện là họ cũng đã có chút ít thông tin về việc Nga đã vĩnh viễn bị Washington xếp là “Kẻ thù số một” . V. Putin giải thích về sự chậm trễ trong việc trục xuất “các nhà ngoại giao” Mỹ như sau: “Chúng tôi đã chờ đợi tương đối lâu, (với hy vọng) rằng, có thể sẽ có điều gì đó tốt hơn xảy ra, chúng tôi đã từng chờ đợi là dù sao thì tình hình cũng sẽ có những thay đổi.

Nhưng, căn cứ vào những gì đã xảy ra, nếu như tình hình) có thay đổi, thì sẽ cũng không phải trong tương lai gần .. tôi cho rằng, đã đến lúc chúng tôi phải chứng minh là chúng tôi sẽ không thể để bất cứ điều gì xảy ra mà không có những biện pháp phản ứng (cần thiết)”.

Khi nói điều đó, Puttin gần như đã rút lại hoàn toàn những phát biểu của mình (trước đó): “ vấn dề là ở sự hợp tác đa chiều ở rất nhiều hướng. Và chúng tôi có, tất nhiên, cái gì đó để nói và để hạn chế những lĩnh vực hành động chung giữa chúng tôi (Nga-Mỹ-ND) vốn nhạy cảm đối với với phía Mỹ.

Nhưng tôi nghĩ rằng, không cần phải làm điều đó. Vì nó (làm như vậy) sẽ làm tổn hại cả sự phát triển các mối quan hệ quốc tế .. tôi hy vọng rằng, sẽ không đến mức phải làm như vậy. Cho đến ngày hôm nay, tôi phản đối (cách làm đó)”.

Câu trả lời mang tính thực tế hơn (cả phát biểu) của Tổng thống Putin, lại xuất phát từ Dmitri Suslov, Phó giám đốc Chương trình nghiên cứu của Hội đồng chính sách đối ngoại và phòng thủ, Giám đốc Chương trình Quỹ câu lạc bộ tranh luận “Valdai” của Putin. D. Suslov nhắc lại rằng những biện pháp trừng phạt bất hợp pháp chống Nga mới nhất của Mỹ.

Ngoài việc tìm kiếm lợi ích cho các tập đoàn nhiên liệu – năng lượng Mỹ, còn là một hành động xâm lược chống Nga, và rằng mục tiêu của chúng (các biện pháp trừng phạt đó) – là làm cho khả năng cải thiện mối quan hệ Mỹ-Nga trở thành điều không thể.

Suslov nói: “Hiện nay, rõ ràng Mỹ là đối thủ của Nga và vẫn sẽ là đối thủ của Nga trong một thời gian dài. Nước Nga cần phải điều chỉnh Chương trình quốc gia về vũ khí, đầu tư nhiều hơn cho lực lượng kiềm chế chiến lược và duy trì hệ thống đảm bảo chắc chắn tiêu diệt lẫn nhau (với Mỹ - ND)”.

D. Suslov bổ sung thêm: “Có thể, cần phải chấm dứt hợp tác với Mỹ trong những lĩnh vực mà Mỹ mới cần hợp tác nhất. Ví dụ , Mỹ phụ thuộc Nga trong lĩnh vực hợp tác vũ trụ.

Có thể, cần phải có những chỉnh sửa và từ bỏ một phần những chương trình hợp tác phối hợp hành động (với Mỹ). Đến lúc phải suy nghĩ nghiêm túc về việc phối hợp hoạt động quân sự trên lục địa Châu Mỹ - ý tôi muốn nói tới - trước hết là tăng cường hợp tác với Venezuela“.

Nếu như (làm việc) tại Washington, thì bất kỳ kẻ nào như Suslov, tức những người hiểu và tránh xa được những sai lầm, - những sai lầm đã khiến nước Nga không thể đưa ra những quyết định đúng đắn, chắc chắn đã bị đuổi việc. Sẽ là rất thú vị khi quan sát liệu Suslov có đem lại nhiều hơn chủ nghĩa thực tế cho nhận thức của người Nga về mối đe dọa đối với nước Nga xuất phát từ Washington hay không.

Liệu nước Nga có là một đất nước – mà vì những ước muốn vô vọng trở thành một phần của Phương Tây nên đã mê muội đến mức bị những sự lầm lẫn và ảo tưởng điều khiển hay không? Nếu quả thực như vậy, thì,chiến tranh sẽ là một thực tế không thể tranh cãi.

/ Lê Hùng - Nguyễn Hoàng/Petrotimes