Trong việc thằng Lâm hư hỏng, anh cũng có lỗi là anh đã phó mặc việc dạy con cho chị ấy... Nhưng thôi, bây giờ không phải là lúc nói chuyện lỗi lầm thuộc về ai.
Chạy án (Kỳ 102)
Sáng mai, em đi tàu cao tốc ra Móng Cái sớm và trưa mai là em ở Đông Hưng rồi. Sang bên đó, em sẽ ... |
Chạy án (Kỳ 101)
Lâm hiểu ý lấy trong ví ra một tép hêrôin đưa cho Vy, khi thấy Vy hít thì Lâm cũng ghé mũi vào hít một ... |
Trong lúc ông Cẩm xuống nói chuyện với bố về việc cưới xin của Lâm thì bà Dung lên phòng và mở máy tính xem phim sex. Bỗng dưng bà thấy nhớ Trần Đức đến khó chịu.
Bà nhớ lại những lần đi chơi với Trần Đức và mỉm cười sung sướng. Rồi không chịu nổi nữa, bà lấy điện thoại di động gọi cho Trần Đức.
Đúng lúc này, Trần Đức đang ngồi xem vợ đếm tiền.
Có tiếng chuông điện thoại di động, Thúy Bình vợ Trần Đức vứt ngay tập tiền đang bó dở xuống, vồ lấy máy và cất giọng xấc xược:
- Ai gọi đấy?
Bà Dung nghe và biết ngay đó là vợ Trần Đức.
Bà cười nhạt và thẽ thọt:
- Cô làm ơn cho tôi gặp anh Trần Đức.
Nghe cái giọng ấy, Thúy Bình bốc máu ghen:
- Chị là ai mà gặp anh Trần Đức?
Trần Đức ngồi bên cạnh, mặt tái nhợt.
Bà Dung tự nhiên thấy vui vui:
- Thế chị là ai mà lại hỏi tôi?
Thúy Bình nóng mặt:
- Tôi là vợ anh Đức.
- Là vợ hai hay vợ cả? Hay là ôsin?
Thúy Bình cáu tiết:
- Hỗn láo.
Nói xong Bình tắt máy.
Trần Đức nhăn nhó:
- Ai mà dám đùa với em thế?
- Không biết con nào... Này, hay là... hay là anh có vợ ở đâu thế?
Trần Đức bảo:
- Vớ vẩn. Em đọc số máy cho anh xem nào?
Lúc này Thúy Bình vẫn chưa nguôi cơn. Đang định đay nghiến chồng thì lại có chuông điện thoại.
Bình xem số và nói:
- Lại con lúc nãy. Số ba con năm đuôi.
Trần Đức giật bắn mình và thốt lên nho nhỏ:
- Giời ơi, máy bà Dung .
Trần Đức chưa kịp ngăn vợ lại thì Bình đã nói:
- Sao, vẫn gọi anh Đức à?
Bây giờ thì bà Dung mới giở giọng:
- Vâng, thưa cô, tôi là Dung, vợ anh Cẩm. Tôi có việc cần hỏi anh Đức. Cô có cho gặp hay không?
Thúy Bình bịt máy, thì thào với Đức:
- Bỏ mẹ rồi, bà Dung - Lập tức, Thúy Bình xuống giọng - Chết rồi, em xin lỗi chị. Gớm, giọng bà chị trẻ trung quá, em nghe mà không chịu được, cứ tưởng lão Đức nhà em có cháu bé nào? Em xin chị tha lỗi... Mai em đến tạ tội với chị.
- Cô khéo nói lắm.
- Thật mà, giọng chị trẻ quá cơ.
Được nghe nịnh, bà Dung nguôi giận:
- Dạo này cô Bình vẫn đi dạy học đều đấy chứ?
Thúy Bình thở phào, tươi hẳn lên:
- Em vân đi dạy, nhưng đang tính bỏ nghề. Chỗ chị còn việc gì, cho em về làm với.
- Nếu cô về thì tốt quá. Dù sao thì ông Đức cũng có cổ phần hơn năm trăm triệu, cô về giữ tiền thì rất hay.
Không hiểu cái giọng ấy là mỉa mai hay là thật, Thúy Bình nói:
- Em đùa vậy thôi. Em dốt nát, không biết làm kinh tế. Chủ nhật này, em đưa chị đi lễ đền Đức thánh Trần nhé.
- Cũng được, tôi cũng đang muốn nhờ cô giúp cho mấy việc về cưới xin của thằng Lâm.
- Vâng ạ. Nhà em xin gặp chị đây ạ.
Nói rồi, Bình đưa máy cho Trần Đức và ngồi lui ra, tay vuốt ngực như thể vừa thóat khỏi cơn sợ hãi.
Trần Đức:
- Chào chị Dung. Xin lỗi chị, vừa rồi nhà tôi nói năng lỗ mãng...
Bà Dung cười:
- Anh cũng nên dạy cho cô ấy cách trả lời điện thoại cho có văn hóa. Đúng là người thừa chữ nhưng thiếu văn hóa...
Trần Đức kín đáo liếc mắt thấy vợ đã ngồi ra xa, liền nói:
- Vâng ạ.
Bà Dung đong đưa:
- Em nhớ anh thì gọi thôi. Không ngờ phá giây phút êm đềm của vợ chồng anh. Cũng không thể tâm sự được, nghe thấy giọng anh vậy là được rồi. Cứ nói với cô ấy là em mời mai đến công ty nhé.
Trần Đức buông máy, thở hắt ra.
Thúy Bình thì tưởng chồng vẫn sợ bà Dung bèn nói:
- Anh yên tâm đi. Bà chị vui rồi. Chủ nhật này, em đưa đi xem lên đồng, lại chả có mà mê tít.
Trần Đức nghiêm mặt:
- Lần sau em chớ có hồ đồ như thế.
- Bà ấy bảo gì thế?
- Gọi mai đến công ty bàn kế hoạch xuất hàng.
Thúy Bình nói thật thà:
- Anh cũng phải giúp cho chị ấy, dù thế nào thì mình cũng góp vốn vào đó. Mà này, sao chị Dung gần năm mươi rồi mà vẫn hấp dẫn thế nhỉ? Em là phụ nữ, trông chị ấy cũng còn thấy thích...
- Em mà đến tuổi đó, có khi còn bốc lửa hơn ấy.
***
Bà Dung mỉm cười đắc ý khi biết rằng vợ Trần Đức hẳn là phải sợ lắm và tự nhiên bà thấy mình quyền uy ghê gớm.
Bà nhìn lên đồng hồ và thấy đã hơn 9 giờ mà ông Cẩm vẫn chưa về.
- Gớm, nói chuyện gì mà lâu thế.
Bỗng nhiên bà thấy chột dạ khi nghĩ đến chuyện ông Cẩm nói chuyện quá lâu với cụ Cần: "Quái lạ, bấy lâu nay có bao giờ hai bố con nói chuyện với nhau lâu thế đâu nhỉ. Không khéo rồi ông cụ lẩm cẩm này lại phá đám việc của thằng bé. Từ lâu rồi, ông cụ đã không ưa con Phương...". Nghĩ như vậy, bà liền đi xuống nhà cụ Cần.
Tiếng guốc của bà gõ trên nền sân gạch lách cách, bà giật mình và rút guốc ra cầm tay, rón rén đi ...
Cửa nhà mở hé. Bà Dung đứng bên ngoài nghe hai cha con nói chuyện.
Cụ Cần:
- Cháu tôi, tôi xót nó lắm chứ. Cả dòng họ này có mỗi mình nó. Nó mà làm sao, tôi xuống dưới kia, ăn nói thế nào với tổ tiên.
Ông Cẩm:
- Thật không thể tưởng tượng nổi. Đúng là con có lỗi quá. Bấy lâu nay, cứ thấy nó ngoan ngoãn, cũng chỉ dám nghĩ nó là đưa chơi bời tý chút, ai ngờ lại đến nỗi thế này. Khi nó thú thật mọi chuyện với thầy, nó có tỏ ân hận chút nào không?
Cụ Cần:
- Nghe nó nói thì nó ân hận lắm, đau khổ lắm... Và nó rằng sẽ sửa chữa, rằng sẽ chấm dứt, rằng không để bố mẹ phải buồn phiền... Nó hứa nhiều đến mức mình thấy... thấy không thể tin được.
Bà Dung đứng bên ngoài lắng nghe và càng thấy khó hiểu.
Ông Cẩm:
- Theo thầy thì có nên nói cho nhà con biết không?
Cụ Cần:
- Chưa cần nói vội. Tốt nhất là anh nên nói chuyện riêng với thằng Lâm. Cha con hãy nói chuyện với nhau như bạn bè. Đừng để nó phải xa lánh mình, chạy chốn mình và quan trọng nhất là để cho nó thấy được an toàn, được yêu thương khi nó trở về ngôi nhà này. Nó được nuông chiều từ bé cho nên cần phải cư xử với nó theo một cách khác.
Ông Cẩm:
- Nhưng con có cảm giác rằng nó chỉ nghe lời mẹ chứ không nghe con.
Cụ Cần:
- Đúng thế, bấy lâu nay mẹ nó chăm lo cho nó từ miếng cơm hớp nước và sẵn sàng đứng ra che chở, bảo vệ nó kể cả khi nó sai, vì thế nó nghe lời sẵn sàng chia sẻ với chị ấy cũng là phải lẽ. Hơn nữa, con trai thì hay bện hơi mẹ, con gái bện hơi bố. Anh ngày bé cũng có khác gì đâu. Anh đi bộ đội, viết thư thường chỉ hỏi tôi được một câu, còn là kể chuyện với mẹ... Trong việc thằng Lâm hư hỏng, anh cũng có lỗi là anh đã phó mặc việc dạy con cho chị ấy... Nhưng thôi, bây giờ không phải là lúc nói chuyện lỗi lầm thuộc về ai.
(Còn tiếp)