Viện Công nghệ MIT của Mỹ vừa tuyên bố tạo ra loại cây trồng phát sáng ban đêm và có thể thay thế bóng đèn đường chiếu sáng một ngày nào đó.
Để tạo ra mẫu cây có tính chất đặc biệt trên, các nhà khoa học đã sử dụng một loại enzyme quen thuộc với con người nhưng không phải ai cũng biết đến cái tên của chúng.
Loại enzyme “luciferase” được đom đóm sử dụng để phát sáng lập lòe trong đêm. Enzyme này được tích hợp cho cây trồng mà không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của cây.
Các gói phân tử nano chứa enzyme trên sẽ giải phóng từ từ lượng luciferin vào trong tế bào cây giúp chúng có thể phát sáng trong đêm.
Hiện tại, hiệu quả chiếu sáng chỉ đạt chưa tới một tiếng. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ tối ưu quy trình để tăng thời gian chiếu sáng của cây lên 4 tiếng.
Độ phát của cây có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường. Ban ngày trông cây bình thường như bao loại cây khác, nhưng ban đêm sẽ phát sáng rực rỡ.
Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra tại Việt Nam như thế nào? Thuộc top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, Việt Nam có rất nhiều ứng dụng để cho ra đời ... |
Giới trẻ đứng ngồi không yên bởi làng bích họa 3D phát sáng trong đêm Giờ đây, Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với di sản Gành Yến tuyệt tác mà còn thêm hút khách du lịch bởi ngôi làng ... |
http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/cay-phat-sang-nho-tien-bo-cong-nghe-418458.html