Sau Oceanmart, Fivimart, Shop&Go cùng với sự đóng cửa hàng loạt của Parskon cho thấy, miếng bánh bán lẻ triệu đô của Việt Nam không dễ xơi chút nào.
Sự ra đi đột ngột
Sau 14 năm thành lập, công ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống - Chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop&Go - đã chủ động đề nghị được nhượng lại toàn bộ chuỗi gồm 87 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động cho Công ty VinCommerce - đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup - với giá 1USD.
Shop&Go có mặt đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2016. Các cửa hàng hoạt động theo mô hình cửa hàng tiện lợi, hoạt động 24/24h mỗi ngày, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, đồ ăn nhanh, thức uống pha chế và các dịch vụ tiện ích khác.
Thương hiệu này đang vận hành 87 cửa hàng, trong đó có 70 cửa hàng tại TP.HCM và 17 cửa hàng tại Hà Nội. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của Shop&Go cho thấy năm 2016, hệ thống này đạt 267 tỷ đồng doanh thu và lỗ gần 40 tỷ đồng.
Với việc một thời gian dài không có lãi, đến cuối năm 2016, Shop&Go đã lỗ lũy kế 205 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có vỏn vẹn 1,27 tỷ đồng. Đến tháng 10/2018, vốn điều lệ của công ty này được tăng mạnh lên 207,27 tỷ đồng.
Các cửa hàng Shop&Go sau sáp nhập sẽ được chuyển đổi, nâng cấp mọi mặt từ cơ sở vật chất, hàng hoá, chất lượng nhân sự cũng như thống nhất cơ chế quản lý theo tiêu chuẩn của hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+ hiện nay.
Sau khi nhận sáp nhập Shop&Go, VinCommerce tiếp tục vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ với 108 siêu thị VinMart và khoảng 1.900 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Dự kiến toàn bộ công đoạn tiếp nhận và chuyển đổi sẽ được hoàn tất trong tháng 4/2019.
Cuối năm 2018, Vingroup đã chi ra hơn 1.000 tỷ đồng mua lại Công ty cổ phần Đầu tư Nhất Nam, doanh nghiệp sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart và chuỗi bán điện thoại Viễn Thông A.
Sau khi hoàn tất việc mua lại, hai doanh nghiệp này được sáp nhập vào hệ thống công ty con của Vingroup trong từng lĩnh vực, cụ thể Fivimart được sáp nhập vào Vincommerce, còn Viễn Thông A được sáp nhập vào VinPro. Hệ thống siêu thị Fivimart sau đó cũng được đổi tên hoàn toàn thành VinMart.
Trước đó, năm 2014, Vingroup công bố chính thức việc mua lại cổ phần Công ty Ocean Retail của đại gia Hà Văn Thắm. Ocean Mart từng tham vọng đến cuối năm 2014 sẽ mở tới 30 siêu thị tại Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Cũng trong thảm cảnh tương tự, Parkson một thương hiệu bán lẻ đến từ nước ngoài đã lần lượt đóng các trung tâm thương mại rời bỏi thị trường. Năm 2015, Parkson đột ngột đóng cửa gấp gáp trung tâm thương mại tại Keangnam. Sau đó, Parkson Thái Hà cũng nói lời chia tay với thị trường Hà Nội. Tại TP.HCM, Parkson cũng đóng cửa nhiều trung tâm thương mại.
Không dễ ăn
Với dân số hơn 93 triệu người, 60% người tiêu dùng trẻ với nhu cầu mua sắm cao, thị trường bán lẻ Việt Nam được xem là địa chỉ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng.
Chia sẻ về thương vụ trị giá 1 USD này, đại diện Công ty Cổ phần Cửa hiệu và Sức sống cho biết: “Chúng tôi đã đầu tư vào hệ thống Shop&Go rất nhiều nhưng kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng. Thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để khai thác nhưng cạnh tranh khốc liệt chứ không đơn giản như hình dung của chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định rút lui".
"Trên thị trường, tập đoàn Vingroup đã chứng minh được sự quyết tâm, năng lực vượt trội và đặc biệt là cái tâm của họ khi tham gia vào lĩnh vực bán lẻ nên chúng tôi quyết định tặng lại Shop&Go để họ tiếp tục đầu tư, phát triển”, vị này chia sẻ.
Thương hiệu có tên tuổi như Fivimart liên tiếp thua lỗ dù đã từng hợp tác với đối tác ngoại là Aeon. Sau hai năm hợp tác với người Nhật, khoản lỗ lũy kế của Fivimart đã tăng lên 173 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ còn hơn 30 tỷ đồng tính đến cuối năm 2016.
Còn Parkson, con số thua lỗ ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng không hề nhỏ. Theo số liệu do Parkson Retail Asia công bố, Parkson lỗ trong toàn bộ 4 quý của năm 2017, doanh thu cũng có chiều hướng đi xuống.
Tổng cộng, Parkson đạt doanh thu khoảng gần 500 tỷ đồng trong năm qua và chịu lỗ hơn 60 tỷ đồng. Niên độ tài chính của Parkson bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 6 năm sau. Trong 6 tháng đầu niên độ tài chính 2017-2018, Parkson đang tạm lỗ 24 tỷ đồng, doanh thu khoảng 233 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, sự ra đi của người này thì lại là cơ hội của kẻ khác. Ngay sau khi Tập đoàn TCC của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi mua lại toàn bộ cơ sở bán buôn của Metro Cash & Carry Việt Nam bao gồm tất cả 19 trung tâm và các bất động sản liên quan, trị giá 876 triệu USD.
Tập đoàn Central Group đã bỏ ra số tiền hơn 1 tỷ USD để nắm quyền sở hữu hệ thống kinh doanh Big C ở Việt Nam (gồm 32 siêu thị và 10 cửa hàng tiện lợi) từ tay Tập đoàn Casino (Pháp).
Tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm chủ tịch đã bất ngờ thành lập Công ty T&T Consumer để xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống chuỗi siêu thị mang thương hiệu Qmart với mục tiêu phủ sóng toàn quốc. Rất nhanh sau đó, chỉ hơn hai tháng sau khi ra mắt thương hiệu, T&T Consumer đã liên tiếp khai trương bốn siêu thị Qmart và Qmart+ tại Hà Nội.
Cuộc đua một mất một còn trên thị trường bán lẻ
Việc Shop&Go nhượng lại toàn bộ chuỗi cho Vingroup với giá 1 USD được đánh giá giống một tuyên bố phá sản hơn là nghĩa ... |
Một du khách Anh bị tai nạn khi cùng nhóm bạn leo thác
Nhóm du khách gồm 3 người mang quốc tịch Anh tự thuê xe máy đi phượt, trên hành trình họ dừng chân trên đỉnh Hải ... |
Giảm mạnh giá bán lẻ ô tô Chevrolet
VinFast chính thức áp dụng đợt ưu đãi giá bán lẻ dành cho 2 mẫu xe Chevrolet nhập khẩu là Trailblazer và Colorado. |
"Bà trùm" bán lẻ của Apple từ chức
Người đứng đầu mảng bán lẻ của Apple sẽ sớm rời công ty và quay trở về ngành thời trang. |