Bộ Giao thông nghiên cứu xây mới đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai

Tuyến đường sắt dài gần 400 km, tốc độ 160 km/h, kết nối với đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) đang được Bộ Giao thông xem xét. 

Ngày 5/4, Bộ Giao thông đã họp bàn về quy hoạch đầu kỳ tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai. Theo quy hoạch, đường sắt này sẽ tồn tại song song cả tuyến cũ và mới. Trong đó, tuyến mới đảm nhận vận chuyển hàng hóa và toàn bộ hành khách, được xây dựng khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ tàu khách đạt 160 km/h, tàu hàng 90 km/h. Về lâu dài, tuyến mới sẽ làm đường đôi, điện khí hóa tập trung.

Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai bắt đầu từ ga Lào Cai hiện tại, theo hướng Đông qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), tổng chiều dài tuyến là 391 km; đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) có chiều dài 6,29 km.

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai

Tuyến đường sắt Đông - Tây vận tốc 160 km/h. Ảnh: Đ.Loan

Viện Nghiên cứu khảo sát và thiết kế đường sắt số 5 Trung Quốc là đơn vị tư vấn lập quy hoạch tuyến đường sắt này, bao gồm cả việc nghiên cứu kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam).

Theo Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông, đây là tuyến quan trọng về vận tải hàng hóa và hành khách của đường sắt Việt Nam; không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội các địa phương tuyến đi qua, mà còn trong kết nối giao thông, giao thương quốc tế, đặc biệt với Trung Quốc.

Hiện đường sắt ở Trung Quốc chủ yếu là khổ tiêu chuẩn 1.435 mm và chỉ duy trì đường sắt khổ hẹp 1.000 mm, đường lồng (gồm cả khổ 1.000 mm và khổ 1.435 mm) tại một số tuyến ngắn, nhà ga khu vực biên giới giáp Lào Cai. Trong khi đó, đường sắt từ Lào Cai đi Hải Phòng ở Việt Nam vẫn là đường khổ 1.000 mm.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc nối ray không chỉ liên quan đến vấn đề biên giới mà phía đường sắt Trung Quốc cũng phải đầu tư làm đường lồng đến điểm nối ray.

“Bộ Giao thông đang tích cực đàm phán với Trung Quốc để thống nhất phương án nối ray, kết nối khổ đường để có thể ưu tiên đầu tư xây dựng trước”, Thứ trưởng Đông nói.

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Đường sắt số 2 "đội vốn" hơn 16 nghìn tỷ: Chính phủ vào cuộc

Dự án được UBND Hà Nội phê duyệt dự án từ năm 2008, tính đến nay, 5 gói thầu chính đã cơ bản thực hiện ...

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Bất thường dự án Cát Linh - Hà Đông

Cần thanh tra toàn diện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để làm rõ những bất thường và trách nhiệm ...

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Đồng thuận, nhưng chỉ là trên giấy?

Đa số bộ, ngành ủng hộ tăng thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu. Đa số đồng thuận cấm xe máy. Và giờ, lại ...

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: Cam kết gì để không “bàn lùi”?

Ngày 3.4, trao đổi với Báo Lao Động, đại diện phía nhà thầu Trung Quốc cho biết, tiến độ dự án đường sắt trên cao ...

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 100 công nhân làm hạng mục cuối

Mỗi ngày tại khu Depot của dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội có khoảng 500 công nhân làm việc, tăng ...

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Vụ Pháp chế phản biện, bỏ tiêu chuẩn ngực lép với nhân viên đường sắt

Vụ Pháp chế với tư cách là hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định lại. Đây là chuỗi trong quy trình làm luật, trước ...

bo giao thong nghien cuu xay moi duong sat hai phong ha noi lao cai Bỏ quy định "ngực lép" đối với nhân viên đường sắt

Liên quan đến những tiêu chí "ngực lép, răng vẩu" không được làm nhân viên đường sắt gây xôn xao dư luận, TS Nguyễn Huy ...

/ https://vnexpress.net