Dấu tích cho câu nói quen thuộc không còn ở Italy mà nằm trong góc quảng trường ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khách tham quan quảng trường Sultanahmet tại Istanbul ngày nay chắc hẳn sẽ biết công trình này chính là tàn tích của trường đua Hippodrome of Constantinople, nơi từng tổ chức vô số cuộc đua ngựa và nhiều hoạt động ngoài trời khác.
Nhưng nhiều du khách có thể mải mê chụp ảnh Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, mà bỏ lỡ một trong những công trình thú vị nhất của quảng trường - một cột đá bé nhỏ. Nó chính là toàn bộ dấu tích còn sót lại của một nơi được coi là trung tâm của thế giới trong hơn một nghìn năm.
Tượng tạc Constantinus Đại đế đặt bên ngoài nhà thờ York Minister, Anh. Ảnh: @daliscar/Devianart.
Istanbul chính là cố đô của Đế quốc La Mã
Theo Conde Nast Traveler, khi tái thiết thành phố Byzantium vào thế kỷ thứ 4 để biến nơi đây thành kinh đô, Constantinus Đại đế đã đổi tên nó thành Constantinopolis. Nhưng nhiều người gọi nó là Nova Roma (Tân La Mã), bởi đây chính là tân đô của của Đế quốc La Mã. Một trong những công trình kiến trúc tinh xảo nhất là khải hoàn môn đá cẩm thạch kép, hai bên là hàng dài tượng tạc các nữ thần và hoàng đế, phía trên là mái vòm vĩ đại. Bên trong khải hoàn môn có một cột mốc bằng vàng ròng mang tên Milion.
Milion là cột mốc quan trọng
Milion là một từ lấy cảm hứng từ "mille" trong tiếng Latin, vốn có nghĩa là "nghìn" cũng như một đơn vị khoảng cách. Một mille La Mã được tính bằng 1.000 nhịp hai bước, gần bằng một dặm (khoảng 1,6 km) trong đơn vị đo lường hiện tại. Mốc Milion đánh dấu điểm bắt đầu của phố lớn Mese của kinh đô Constantinopolis và phần nối của cao tốc Via Egnetia - chạy xuyên qua Macedonia (nay là Cộng hòa Macedonia).
Mọi khoảng cách di chuyển trong Đế quốc La Mã đều được tính từ cột mốc này, với số liệu khắc trên mặt đá cẩm thạch của nó. Thuở ấy, lãnh thổ Đế quốc La Mã có bề ngang khoảng 3.000 dặm (hơn 4.800 km), trải dài từ Tây Ban Nha tới Ai Cập và Ba Tư cổ.
Mọi con đường từng dẫn đến thành Rome
Constantinus Đại đế mượn ý tưởng về một công trình đánh dấu "mốc số 0" (Kilomet 0) từ cột mốc Milliarium Aureum tại Rome (Italy) để đo khoảng cách từ mọi nơi trong đế quốc và cho ra đời thành ngữ "Mọi con đường đều dẫn đến Rome". Nhưng cột mốc Milliarium Aureum đã biến mất. Các học giả tin rằng những mảnh vỡ còn sót lại thuộc về Umbilicus Urbis Romae (Cái rốn của thành Rome), một công trình gần Milliarium Aureum ở Rome.
Trong khi đó, cột mốc Milion (nay thuộc Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) chính là phần duy nhất sót lại của khải hoàn môn cố đô Constantinopolis, được những nhà khảo cổ khai quật vào năm 1967 và đặt lại vào chỗ cũ.
Kilomet số 0 tại các nước trên thế giới
Nhiều quốc gia hiện nay cũng học theo truyền thống của người La Mã bằng cách đánh dấu "kilomet số 0" hoặc "dặm 0", để tính khoảng cách từ cột mốc đó tới mọi điểm đến trong lãnh thổ. Km số 0 của Pháp nằm đối diện nhà thờ Đức Bà tại Paris, cột mốc của Nhật Bản ở giữa cầu Nihonbashi tại Tokyo.
Cột mốc Milion. Ảnh: Conde Nast Traveler.
Dặm số 0 của Mỹ là một phiến đá granite nằm ở rìa phía bắc của công viên The Ellipse cạnh Nhà Trắng được đặt vào năm 1923. Bạn không thể lái xe tới đây do phố E đã cấm xe ôtô từ sau thảm họa 11/9.
Thủ đô Hà Nội hiện chưa có cột mốc số 0. Năm 2017, Sở Văn hóa Hà Nội đã phối hợp với quận Hoàn Kiếm nghiên cứu đặt mô hình cột mốc Km số 0 bên hồ Hoàn Kiếm theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Một ngày \'dài vô tận\' ở Rome
Điểm cuối cùng trong những tháng ngày rong ruổi khám phá châu Âu, bọn mình dừng chân ở Italy, tại nơi mà “mọi con đường ... |
Rome hóa miền cổ tích khi tuyết rơi sau 6 năm
Nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đến Rome mà không ngờ họ có thể thấy khung cảnh tuyết rơi tuyệt đẹp trên ... |
Ngợp giữa thành Rome trên dãy Alps
Năm 25 trước Công nguyên, vó ngựa của đế chế La Mã đã in dấu ở nơi đây. Và rồi cổng khải hoàn môn, pháo ... |