Chỉ trong vòng 4 ngày, liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn đường sắt cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng đây chỉ là lát cắt của thực trạng hiểm nguy rình rập hành khách đi tàu hỏa từng giờ.
Tai nạn đường sắt liên tiếp: \'Trong nhà có ông già bị ốm\'
Đại diện Cục Đường sắt thừa nhận hạ tầng đường sắt hiện cũ kỹ, lạc hậu nên kém hiệu quả, ẩn chứa nhiều nguy cơ ... |
Ba ngày, 2 vụ tai nạn tàu hỏa:Bộ trưởng sẽ nói gì?
Chỉ từ ngày 24/5 đến 26/5 đã xảy ra hai vụ tai nạn tàu hỏa gây thương vong cũng như tổn hại hàng hóa nhiều. |
Theo thống kê của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, năm 2017 trên tuyến đường sắt xảy ra 1.367 sự cố chạy tàu, tăng hơn năm 2016 đến 147 vụ. Trong đó có những sự cố rất nghiêm trọng, uy hiếp đến an toàn chạy tàu, như: điều khiển tàu chạy khi chưa có tín hiệu cho phép ở ga Voi Xô (Lạng Sơn); đón hai tàu vào một đường ở ga Suối Vận (Bình Thuận)... Còn những vụ tai nạn trên đường sắt thì liên tục xảy ra trong năm, làm chết 133 người. Điển hình là vụ tai nạn tàu SE2 tại Thừa Thiên - Huế làm chết 3 người, 4 người bị thương; tàu TN1 gặp nạn tại Bình Định làm chết 4 người, 2 người bị thương…
Chạy trên tuyến độc đạo, có hàng ngàn nhân viên túc trực mỗi ngày nhưng tai nạn đường sắt luôn diễn ra là vấn đề khó có thể chấp nhận. Hơn 1.300 sự cố cũng đồng nghĩa có bấy nhiêu nguy cơ gây tai nạn chết người. Và rồi sau mỗi sự cố, các quan chức ngành đường sắt lại phân tích theo kiểu "lỗi khách quan, lỗi chủ quan", "rút kinh nghiệm bảo đảm an toàn chạy tàu"… Sau đó thì tai nạn vẫn tiếp diễn, người vẫn chết.
Trả lời báo chí sau vụ tàu tông nhau tại ga Núi Thành (tỉnh Quảng Nam), một lãnh đạo ngành này còn loanh quanh phân tích: "Có thể do con người, có thể do máy móc". Ô hay, máy móc cũng do con người điều khiển chứ chẳng lẽ có thể tự vận hành rồi tông nhau được! Nếu máy móc không an toàn thì cũng do không duy tu, bảo dưỡng, thiếu kiểm tra, vận hành kém… Đổ lỗi cho máy móc thì khác nào mang sinh mạng hành khách ra "đánh đu".
Giữ khối tài sản khổng lồ lên đến hơn 20.300 tỉ đồng, bên cạnh diện tích đất đai mênh mông ở hầu hết các thành phố lớn, trải dài từ Nam chí Bắc nhưng lợi nhuận ngành này mang lại ít đến khó ngờ. Tổng doanh thu năm 2017 hơn 7.700 tỉ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ có… 102 tỉ đồng. Mang danh là tổng công ty nhà nước, hoạt động độc quyền chẳng có ai cạnh tranh, có sẵn hệ thống hạ tầng từ mấy chục năm để lại… nhưng lợi nhuận còn thấp hơn cả một doanh nghiệp tư nhân hạng trung. Thế nhưng, lương bổng của các quan chức ngành này lại chẳng thấp. Theo nguồn tin từ tạp chí VnEconomy, 11 cán bộ quản lý ngành đường sắt trong năm qua hưởng tổng mức lương hơn 5,8 tỉ đồng.
Sự trì trệ của đường sắt quốc gia thì nhìn đâu cũng thấy. Tết đến hành khách phải chen nhau trên tàu chẳng còn lối đi, chẳng vô nổi nhà vệ sinh. Nói cho "có tính phục vụ" là tăng cường ghế "xúp" chứ thật ra chẳng cần vé cũng có thể lên tàu. Vé chợ đen mua lúc nào cũng có, ở bất cứ ga nào. Hầu hết các toa tàu đã xập xệ, còn tốc độ thì chẳng mấy cải thiện.
Đường sắt ra đời và phát triển sớm nhất nhưng ở Việt Nam ngành này bao năm qua chẳng chịu lớn. Xin hiểu giùm, đầu tàu của ngành đường sắt chính là đội ngũ lãnh đạo của tổng công ty chứ không phải là những đầu máy ám khói vô tri vô giác trên những đường ray lạc hậu kia!
Hồ Phi