Các bộ vi xử lý Kirin của Huawei vốn được thiết kế và xây dựng dưới sự hợp tác với ARM sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo BBC, ARM đã đình chỉ việc kinh doanh với Huawei, đe dọa lớn tới mảng sản xuất và kinh doanh vi xử lý riêng của công ty Trung Quốc. Đầu tuần này, các nhân viên của ARM nhận được hướng dẫn dừng tất cả các hợp đồng, quyền lợi hỗ trợ và bất kỳ cam kết nào đang hoạt động với Huawei.
Động thái mới của ARM gây nhiều bất ngờ bởi công ty có trụ sở tại Anh và thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank (Nhật Bản). Chính quyền của ông Trump vốn chỉ cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei khi chưa có được sự đồng ý của chính phủ Mỹ.
Thực tế, ARM bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm do tồn tại bản ghi nhớ nội bộ ghi rõ thiết kế chip của hãng bao gồm các công nghệ đi kèm có nguồn gốc từ Mỹ. ARM phát triển và thiết kế một số bộ xử lý ở Austin, Texas và San Jose, California (Mỹ). Điều này khiến công ty bắt buộc phải tuân theo quy định mới về việc cấm giao dịch, hoạt động với Huawei của Mỹ.
Huawei hiện dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin. Nếu không có giấy phép, hãng smartphone Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục sản xuất bộ xử lý cũng như duy trì hoạt động của công ty bán dẫn khổng lồ HiSilicon.
Chip xử lý Kirin của Huawei sản xuất dưới sự hợp tác với ARM.
"Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu những áp lực mà một trong số họ phải chịu, do kết quả của các quyết định có động cơ chính trị. Chúng tôi tin tưởng rằng tình trạng đáng tiếc này có thể được giải quyết trong thời gian tới.", một đại diện của Huawei nói với Verge. Trong khi đó, đại diện của ARM cho biết công ty tuân thủ tất cả các quy định mới nhất của chính phủ Mỹ và không đưa ra bình luận nào.
Các nhà phân tích dự đoán Huawei đã dự trữ đủ chip và các thành phần linh kiện quan trọng khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong ít nhất ba tháng. Hãng đã dự báo cho tình huống xấu như hiện nay ít nhất là từ giữa năm 2018. Các giám đốc điều hành của Huawei tin rằng công ty của họ đã trở thành một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Nếu thỏa thuận đạt được, họ sẽ tiếp tục mua được linh kiện từ các nhà sản xuất Mỹ.
Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung. Đây cũng là một trong số ít đối tác phần cứng toàn cầu được chọn để nhận quyền truy cập sớm vào các tính năng, phần mềm mới nhất từ Android. Ở thị trường ngoài Trung Quốc, mối quan hệ đó rất quan trọng với Huawei khi thúc đẩy kinh doanh của hãng tại các thị trường lớn, đặc biệt là tại châu Âu.
Nokia 'ngư ông đắc lợi' khi Mỹ cấm cửa Huawei
Rajeev Suri - CEO của Nokia - nhận định về lâu dài, hãng này sẽ hưởng lợi từ việc Mỹ cấm vận công ty Trung ... |
Đến lượt Panasonic 'nghỉ chơi' với Huawei
Động thái của Panasonic cho thấy chính sách cấm vận Huawei của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vượt ra khỏi phạm vi ... |