Amrita Pritam là một trong những nữ nhà văn nổi tiếng nhất trong lịch sử của người Ba Tư, và là nhà thơ tiếng Punjab vĩ đại nhất thế kỷ 20 của thế giới.
Pritam sinh năm 1919 trong một gia đình người Sikh ở Gujanwala, nay thuộc Pakistan.
Sự nghiệp văn chương của bà bắt đầu từ khi Pritam chuyển sang New Delhi, thủ đô Ấn Độ sinh sống vào thời điểm Pakistan tách khỏi Ấn Độ năm 1947.
Bà bắt đầu chắp bút cho những tác phẩm tiếng Hindi đầu tiên và làm việc cho Đài phát thanh toàn Ấn Độ cho tới năm 1961.
Nữ văn sỹ Amrita Pritam. (Ảnh: TNS) |
Pritam được coi nhà thơ của phụ nữ vì các áng thơ của bà viết về tình cảnh của phụ nữ Ấn Độ, phản ánh tình trạng áp bức và đối xử bất công với phụ nữ trong xã hội của quốc gia Nam Á này. Một chủ đề khác được nữ văn sỹ này khai phá rất thành công là tình cảnh tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành 2 đất nước.
Trong 1956, Pritam trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng của Viện Hàn Lâm Ấn Độ Sahitya Akademi.
Trong các năm tiếp theo, bà tiếp tục ghi dấu ấn với giải thưởng Padma Shri trong năm 1969 và Padma Vibhushan năm 2004.
Năm 1986, nữ văn sỹ được đề cử vào Rajya Sabha - Thượng viện Ấn Độ.
Một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của Pritam là Pinjar (Bộ xương), viết về những cơn bùng phát bạo lực và hỗn loạn diễn ra trên toàn Punjab trong vài tháng trước khi tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt. Tác phẩm này được dựng thành phim và gây được tiếng vang lớn.
Năm 2005, bà qua đời ở tuổi 86.
Hôm nay (31/8), Googgle Doodle thiết kế hình ảnh trang chủ để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Amrita Pritam.
(Tổng hợp)