Mặc dù đã bước vào tuổi nghỉ hưu, những cái tên như ông Vương Kỳ Sơn, Dương Khiết Trì và Vương Nghị sẽ tiếp tục sát cánh với ông Tập trên con đường đưa Trung Quốc trỗi dậy trong 5 năm tới.
Ông Vương Hỗ Ninh là cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Tập Cận Bình. |
Đội hình trong mơ
Sau 5 năm giữ vai trò nhà lãnh đạo hạt nhân của đất nước, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đã tập hợp đủ một nhóm các nhà hoạch định chính sách đối ngoại giàu kinh nghiệm ứng phó với phương Tây, đặc biệt là Mỹ - trong mục tiêu đẩy mạnh những tham vọng của Trung Quốc trên toàn cầu.
Trong số này, gương mặt đầu tiên cần phải nhắc đến là ông Vương Kỳ Sơn - cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - “trùm” chống tham nhũng và được xem là nhân vật đáng tin cậy nhất đối với ông Tập.
Theo một số nguồn tin ở Bắc Kinh, trong kỳ họp Quốc hội toàn thể sắp tới, ông Vương Kỳ Sơn rất có thể sẽ được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch nước và giữ vai trò lớn về mặt ngoại giao.
"Ông Vương sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động đối ngoại những năm tới, đặc biệt là các vấn đề gai góc liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ", một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Bắc Kinh nói với tờ South China Morning Post.
Sự trở lại của ông Vương - chỉ vài tháng sau khi ông rút lui khỏi vị trí chủ chốt của Đảng - dự kiến sẽ giúp trở thành đòn bẩy cho các quyết định ngoại giao của Trung Quốc trong thời điểm căng thẳng và gấp rút hiện tại. Đặc biệt là trong mối quan hệ cạnh tranh chiến lược đang ngày càng hiện hữu với Mỹ.
Không giống như dàn lãnh đạo hàng đầu trong nhiệm kỳ trước, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được công bố sau Đại hội Đảng 19 năm ngoái hầu hết là các chuyên gia đối ngoại, bao gồm Phó Thủ tướng Uông Dương và ông Vương Hỗ Ninh, một học giả chuyên về các vấn đề quốc tế và là nhà lý luận chính trị hàng đầu của Trung Quốc.
Ông Vương Hỗ Ninh được biết đến là kiến trúc sư trưởng của kế hoạch “giấc mộng Trung Hoa” dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Với vai trò cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp, ông Vương thường tháp tùng ông Tập trong các chuyến công du nước ngoài.
Pang Zhongying, một chuyên gia về các vấn đề ngoại giao ở Bắc Kinh nói, ông Vương Hỗ Ninh là một trong những người Trung Quốc đầu tiên chuyển ngữ và giới thiệu khái niệm về sức mạnh mềm tại đất nước này hồi đầu những năm 1990.
Đây là khái niệm được Giáo sư Joseph Nye của Đại học Harvard đưa ra vào những năm 1980 để mô tả khả năng lôi cuốn và thuyết phục một quốc gia thông qua những đặc điểm văn hóa.
Ông Vương Hỗ Ninh cũng trở thành nhà lý luận đảng đầu tiên được đưa lên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hoá. Ông dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn trong việc giải quyết sự bất tương xứng giữa bộ máy tuyên truyền dường như đã lỗi thời của Trung Quốc và chính sách đối ngoại lớn lao mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đang hướng tới.
Một thành viên khác được nhắc tới thuộc Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị là Uông Dương - nhân vật quan trọng của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán kinh tế với Mỹ trong suốt 5 năm đầu nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình.
Nhân vật kỳ cựu không thể thay thế
Ông Dương Khiết Trì sẽ vẫn là nhà ngoại giao ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc. |
Ngoài các ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, trong số các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhất, Ủy viên Hội đồng Nhà nước Dương Khiết Trì, cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ tại Mỹ, đang trên đường trở thành nhà ngoại giao giàu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc kể từ thời Phó Thủ tướng Tiền Kỳ Tham.
Ông Tiền từng là cựu Ngoại trưởng và trở thành Phó Thủ tướng, chuyên gia chính sách đối ngoại dưới thời Giang Trạch Dân và ông Dương Khiết Trì dường như đang đi theo cùng con đường của người tiền bối.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Vương Nghị được dự đoán sẽ thay thế ông Dương Khiết Trì trong vai trò Ủy viên Hội đồng Nhà nước và có thể sẽ tiếp tục giữ vị trí người đứng đầu ngoại giao.
Mặc dù ông Vương Kỳ Sơn, 69 tuổi, ông Dương Khiết Trì, 67 tuổi và ông Vương Nghị, 64 tuổi, đang dần tiến đến độ tuổi nghỉ hưu truyền thống của các quan chức cấp cao, nhưng giới phân tích cho rằng, ông Tập coi họ là nhân vật không thể thay thế trong việc triển khai những chính sách đối ngoại quyết đoán và giám sát các lợi ích đang mở rộng của Trung Quốc trên toàn cầu.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Vương Kỳ Sơn - từng được coi là nhân vật chính trị ảnh hưởng mạnh mẽ thứ hai ở Trung Quốc sau ông Tập - sẽ không chỉ đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch nước mà còn tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể trong nội bộ chính trường.
Được biết, ông Vương được bầu vào Quốc hội Trung Quốc hồi tháng trước, động thái được cho là mở đường cho vị trí Phó Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới.
Tương lai chính trị của ông Vương Kỳ Sơn là trung tâm của những đồn đoán ở hậu trường Trung Quốc trong năm qua. Nếu dự đoán trên thành sự thật, nó sẽ xác định tin đồn về việc ông Tập Cận Bình muốn giữ lại người đồng đội đáng tin cậy nhất của mình trên chặng đường 5 năm phía trước.
Ông Vương giành được sự tin tưởng này khi đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng do ông Tập khởi xướng trong nhiệm kỳ vừa qua.
Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ trở thành rường cột giúp ông Tập đưa Trung Quốc trỗi dậy như một cường quốc toàn cầu, mang sức mạnh chính trị và kinh tế vượt ra khỏi khu vực châu Á Thái Bình Dương vào thời điểm Mỹ đang rút khỏi vai trò đầu tàu dưới thời ông Donald Trump.
Thế giới nói về việc Trung Quốc đề xuất bỏ hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước Ngoại trưởng Australia hôm 26.2 lên tiếng về việc Trung Quốc bỏ quy định hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước. |
Giới hạn bị phá vỡ, ông Tập sẽ trở thành người nắm quyền lâu nhất Trung Quốc? Ông Tập Cận Bình có thể vượt qua các vị tiền bối để trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất ở Trung Quốc, đặc biệt ... |