Việt Nam thâm nhập sâu hơn thị trường Trung Quốc thế nào?

Để tăng sản lượng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, không có cách nào khác, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực, chủ động.

Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2018, PGS.TS Vũ Minh Khương (Đại học Lý Quang Diệu, Singapore), thành viên tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng, cho rằng, Việt Nam phải thâm nhập sâu hơn thị trường Trung Quốc và đánh giá đây là thị trường nhiều tiềm năng, bởi sau khi Trung Quốc tôn trọng luật chơi với thế giới, sau những cam kết với Mỹ, đây sẽ là thị trường lý tưởng của Việt Nam.

Chia sẻ với ý kiến của PGS.TS Vũ Minh Khương, PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn biến ra sao thì về phía Việt Nam vẫn phải tích cực, chủ động để trong bất kỳ tình huống nào cũng có thể ứng phó được.

Sự tích cực, chủ động ấy, theo cắt nghĩa của vị chuyên gia, đó là:

Thứ nhất, phải tổ chức sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là bao bì đóng gói, nhãn mác phải đẹp, bắt mắt.

"Thị trường Trung Quốc cũng khắt khe như thị trường châu Âu, Mỹ, chứ không phải tiêu chuẩn của họ thấp hơn các thị trường khác. Bản thân người Trung Quốc cũng muốn ăn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc thì cũng phải chuẩn bị tinh thần tổ chức sản xuất những sản phẩm đáp ứng yêu cầu nói trên", ông Chín nói.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động liên hệ doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc để tìm hiểu nhu cầu cũng như yêu cầu của phía Trung Quốc đối với các mặt hàng.

viet nam tham nhap sau hon thi truong trung quoc the nao

Thị trường Trung Quốc đã không còn dễ tính. Ảnh minh họa

"Doanh nghiệp Việt không thể ngồi nhà rồi nói tôi có cái này, cái kia. Như vậy không ai biết sản phẩm của doanh nghiệp chúng ta là như thế nào. Phải xông xáo gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc, cho họ biết mình có những gì, nhu cầu của phía Trung Quốc ra sao, nếu nhập thì thủ tục nhập khẩu chính ngạch thế nào, cần những điều kiện gì về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng... và bản thân doanh nghiệp Việt có thỏa mãn điều kiện của Trung Quốc hay không.

Như vậy mới xúc tiến thương mại được. Không thể cứ kêu Nhà nước phải tạo điều kiện xuất khẩu chính ngạch trong khi bản thân doanh nghiệp lại không nỗ lực", PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia cũng chỉ ra thực tế xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Đối với xuất khẩu tiểu ngạch, theo ông Chín, các thương lái Trung Quốc nắm rất rõ nhu cầu trong nước họ thế nào, giá cả ra sao... rồi sang Việt Nam lùng sục loại hàng hóa đó.

Những thương lái ấy hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, mua hàng rồi đưa về Trung Quốc bán lấy lời. Thậm chí, có những loại trái cây Việt Nam được thương lái Trung Quốc mua về nhưng nói đó là trái cây Thái Lan để kiếm lợi nhuận cao hơn.

"Vì lẽ đó, nếu doanh nghiệp Việt muốn làm ăn lâu dài thì phải gặp gỡ doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc để bàn chuyện buôn bán chính ngạch", PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.

Không dẫn chứng đâu xa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành dẫn ngay cái bắt tay giữa Tập đoàn Lộc Trời với Công ty TNHH Phát triển Khoa học Viên Thị Hồ Nam (Trung Quốc) làm ví dụ.

Theo đó, hai bên đã thành lập liên doanh Viên Thị-Lộc Trời, mở văn phòng tại Quảng Đông (Trung Quốc) để làm công tác thương mại, đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm tốt ở Việt Nam, trước hết là sản phẩm tốt của Tập đoàn Lộc Trời như gạo và sau này là cà phê, tiêu...

"Liên doanh tìm hiểu thị trường Trung Quốc muốn nhập gạo gì thì đưa gạo đó sang bán. Cho đến nay, hoạt động thương mại của liên doanh vẫn đang được tiến hành rất tốt và thương hiệu gạo của Lộc Trời đã có mặt ở siêu thị Trung Quốc. Chúng tôi đóng túi gạo Lộc Trời thành những túi 5kg nhưng bao bì bên ngoài là chữ Trung Quốc để khách hàng Trung Quốc dễ hiểu và dễ nhận biết.

Từ 2014 tới nay, Lộc Trời bán được 200.000 tấn gạo mỗi năm, riêng sản lượng gạo xuất khẩu chiếm 50%, doanh số bán gạo hàng năm đạt khoảng 2.500 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, mới đây nhất, tại Hội nghị doanh nghiệp gạo quốc tế (CRTC) lần thứ 5 tổ chức ở Quảng Đông (Trung Quốc), gạo của giống lúa Lộc Trời 28 do Tập đoàn sản xuất đã đạt giải nhất, vượt cả gạo Hom Mali của Thái Lan - vốn được coi là loại gạo ngon số 1 thế giới và gạo SenKrop của Campuchia", PGS.TS Dương Văn Chín thông tin.

Từ ngày 1/7, thuế nhập khẩu với tất cả loại gạo từ các nước Đông Nam Á vào Trung Quốc phải chịu thuế suất 40 - 50%.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá hiện nay, thị trường Trung Quốc không dễ tính như trước đây khi mua những loại gạo cao cấp, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng chỉ có 19 doanh nghiệp có giấy phép an toàn thực phẩm đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.

viet nam tham nhap sau hon thi truong trung quoc the nao Bitcoin giảm là tác nhân khiến toàn bộ thị trường tiền ảo đi xuống

Giá Bitcoin hôm nay 7/12 tiếp tục giảm sâu và kéo theo sự sụt giảm của toàn thị trường tiền kỹ thuật số.

viet nam tham nhap sau hon thi truong trung quoc the nao Những nghiên cứu khoa học gây sốc: Thị trường 1 tỉ USD

Ước tính giá trị thị trường công nghệ gien của Trung Quốc sẽ tăng gần 3 lần, từ 1 tỉ USD năm 2017 lên tới ...

viet nam tham nhap sau hon thi truong trung quoc the nao Sầu riêng miền Tây rớt giá do thị trường Trung Quốc biến động

Nông dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long đang đau đầu vì sầu riêng trái vụ đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng ...

/ Đất Việt