Vì sao GDP bình quân đầu người Việt Nam thua... Lào?

Hiện nay ở Việt Nam chỉ tiêu tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người dường như là những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế. Nhiều người đánh đồng GDP bình quân đầu người với thu nhập bình quân đầu người, điều này không hoàn toàn đúng.

vi sao gdp binh quan dau nguoi viet nam thua lao

Năng suất lao động của Việt Nam bị đánh giá thấp hơn Lào. Ảnh: THÀNH HOA

Thu nhập bình quân đầu người có liên quan đến GDP nhưng hoàn toàn không phải là GDP bình quân đầu người. Tên gọi của GDP là “tổng sản phẩm trong nước - Gross domestic products”, như vậy ngay tên gọi của nó cũng không có liên quan trực tiếp đến thu nhập.

GDP là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong Hệ thống các tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA). Hệ thống các tài khoản quốc gia bao gồm các chỉ tiêu quan trọng khác như: Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (National Disposable Income - NDI), tiết kiệm (Saving)...

Từ khi chuyển từ hệ thống các bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nhiều chỉ tiêu của Việt Nam ngày càng tương đồng với thế giới, đồng thời cũng phát sinh một số ngộ nhận về con số GDP. Một số coi GDP gần như là chỉ tiêu thu nhập (lẽ ra chỉ tương quan cùng chiều) và trong nhiều trường hợp gây ra những hiểu lầm.

Hiện nay Việt Nam chưa công bố (chưa tính) GDP theo phương pháp thu nhập mà tính theo phương pháp sản xuất. GDP theo phương pháp thu nhập bao gồm: Thu nhập của người lao động + Thặng dư sản xuất gộp (bao gồm khấu hao tài sản cố định) + Thuế sản xuất (bao gồm thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác) – trợ giá sản phẩm.

Thu nhập của các khu vực thể chế trong GDP mới là thu nhập từ quá trình sản xuất, tổng thu nhập của mỗi khu vực thể chế bao gồm thu nhập từ sản xuất, thu nhập từ sở hữu và thu nhập từ chuyển nhượng (như kiều hối).

Nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu GDP bình quân đầu người để nhận định kinh tế Việt Nam không bằng kinh tế Lào là chưa đầy đủ, nhưng đây cũng có thể coi là một chỉ tiêu cảnh báo cho kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo.

Chẳng hạn, thu nhập từ sản xuất của dân cư theo bảng cân đối liên ngành của Tổng cục Thống kê bằng khoảng 59% tổng giá trị tăng thêm; lấy số liệu năm 2016 thì thu nhập từ sản xuất khoảng 2.611.585 tỉ đồng. Trong khi đó, tổng thu nhập của dân cư là khoảng 3.446.215 tỉ đồng (= tổng thu nhập bình quân tháng x 12 tháng x dân số). Như vậy, thu nhập từ ngoài sản xuất (từ sở hữu và chuyển nhượng) là 834.630 tỉ đồng, chiếm 24,2% tổng thu nhập. Điều này cho thấy thu nhập của người dân Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập từ ngoài sản xuất. Trong đó, có một phần từ kiều hối (chiếm khoảng 5% tổng thu nhập). Còn lại khoảng trên 17% là các khoản thu nhập từ ngoài sản xuất khác. Phải chăng trong con số 17% này có một phần thu nhập từ nền kinh tế chưa được quan sát (kinh tế ngầm)?

Ngoài ra, nếu nhìn chỉ tiêu GDP từ chi tiêu cuối cùng (bao gồm tiêu dùng của dân cư, chi tiêu dùng của Chính phủ, tích lũy gộp tài sản, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thuần), có thể thấy chi thường xuyên càng lớn càng làm tăng GDP, đầu tư không hiệu quả cũng làm tăng GDP tại thời điểm đó (đào đường, vỉa hè làm tăng GDP và lấp đường cũng làm tăng GDP trong năm).

Như vậy, chỉ nhìn vào một chỉ tiêu GDP để đánh giá nền kinh tế khởi sắc hay sụt giảm là chưa thỏa đáng lắm.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế những năm gần đây nhưng Việt Nam vẫn đang thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 2.215 đô la Mỹ, năm 2017 đạt 2.389 đô la Mỹ và dự kiến năm 2018 đạt khoảng 2.500 đô la Mỹ. Xét trong khu vực ASEAN, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines và Việt Nam, tại thời điểm năm 2014, Việt Nam vẫn đứng thứ 2, sau Philippines (đạt 2.852 đô la Mỹ) với mức GDP bình quân đầu người đạt 2.052 đô la Mỹ; cao hơn Lào khoảng 1,05 lần; cao hơn Campuchia 1,8 lần và Myanmar 1,6 lần.

Tuy nhiên, từ sau năm 2015, Lào đã vượt lên chiếm vị trí thứ 2 của Việt Nam trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp của khu vực ASEAN với mức GDP bình quân đầu người đạt 2.221 đô la Mỹ năm 2016 và 2.530 năm 2017 (cao hơn Việt Nam khoảng 1,06 lần) và có khả năng sẽ còn nới rộng. Đó là thực trạng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN.

Tuy vậy, như đã đề cập ở trên, đánh giá thực trạng kinh tế của một quốc gia không thể chỉ dựa vào một chỉ tiêu mà cần xem xét nhiều chỉ tiêu và các chỉ tiêu cần đặt trong mối quan hệ với nhau. Đánh giá về trình độ kinh tế không thể chỉ dựa vào một chỉ tiêu GDP bình quân đầu người mà còn cần xem xét cả các chỉ tiêu đánh giá về quy mô kinh tế, cơ cấu kinh tế, các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng, các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý... Do đó, nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu GDP bình quân đầu người để nhận định kinh tế Việt Nam không bằng kinh tế Lào là chưa đầy đủ, nhưng đây cũng có thể coi là một chỉ tiêu cảnh báo cho kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo.

vi sao gdp binh quan dau nguoi viet nam thua lao GDP Trung Quốc tăng thấp nhất trong 10 năm

Kinh tế Trung Quốc vừa trải qua một quý tăng trưởng thấp nhất trong 9 năm qua khi ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại ...

vi sao gdp binh quan dau nguoi viet nam thua lao GDP bình quân đầu người của Việt Nam lên 2.540 USD

So với năm 2015, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tăng 1,21 lần nhưng vẫn cách xa mục tiêu 3.500 USD đặt ra cho ...

vi sao gdp binh quan dau nguoi viet nam thua lao 10 nền kinh tế giàu nhất thế giới năm 2020

Đứng đầu danh sách, theo dự báo của IMF, là Maucau Trung Quốc, Qatar và Luxembourg.

vi sao gdp binh quan dau nguoi viet nam thua lao Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm GDP Việt Nam hụt 6.000 tỷ mỗi năm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ làm giảm GDP của Việt Nam trung bình ...

/ http://danviet.vn