Tư duy thưởng Tết

Hưng đang làm cho một công ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ tòa nhà cho khu vực phía Bắc. Tôi gặp Hưng chiều cuối năm 2018. Câu chuyện liên tục bị ngắt vì Hưng phải nhận các cuộc gọi công việc. 

Hưng đang làm cho một công ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ tòa nhà cho khu vực phía Bắc. Tôi gặp Hưng chiều cuối năm 2018. Câu chuyện liên tục bị ngắt vì Hưng phải nhận các cuộc gọi công việc.

"Anh thông cảm nhé", Hưng phân bua, "Cuối năm rồi, em phải tranh thủ mời khách đi ăn tất niên để giục họ trả công nợ. Nhiều lần em đến tận công ty mà khách tránh không gặp".

Tôi hỏi sao phải vất vả thế, Hưng giải thích, thưởng Tết nhiều hay ít phụ thuộc doanh số đem về. Năm vừa rồi, "trộm vía" cậu vẫn chốt được nhiều hợp đồng hơn so với năm trước, cộng với việc công ty cũng nâng tỷ lệ chiết khấu hoa hồng. "Chắc Tết này em sẽ được một món khá hơn nhiều so với năm ngoái". Chưa biết được bao nhiêu tiền nhưng cuối năm là thời gian căng thẳng cao độ của Hưng. Năm ngoái, cậu được thưởng 30 triệu đồng.

Hương là công nhân nhà máy sản xuất giày da huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa cũng đang chờ lĩnh thưởng Tết. Chủ đề chính của mọi người trong dây chuyền và khu nhà trọ bây giờ là năm nay được thưởng bao tiền. Ngành giày da có số lượng công nhân rất lớn, trung bình hơn 10.000 công nhân mỗi nhà máy, nên tiền thưởng mà Hương nhận được trong những năm gần đây không bằng bạn bè đang làm cho doanh nghiệp khác cùng địa bàn.

Hương kể, cô được nhận nửa tháng lương cho khoản thưởng Tết năm ngoái. Lương của cô hiện là 3,2 triệu mỗi tháng, nên cô dự tính mấy hôm nữa sẽ được nhận 1,5 triệu đồng sau khi trừ thuế. Nhưng nhìn xuống, cô thấy mình vẫn may mắn hơn một bạn khác, cô ấy chỉ được có 50.000 đồng.

Thưởng Tết muôn hình vạn trạng. Điều 103 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định "Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động". Tức Luật khuyến khích nhưng không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết.

Dù luật không bắt buộc nhưng thưởng Tết vẫn là thông lệ được trông đợi. Tư duy thưởng Tết theo quan sát của tôi đã thay đổi nhiều so với thời kỳ đầu Việt Nam mới thu hút FDI. Trước đây, nó là điều nhiều doanh nghiệp cho rằng thôi thì đối phó cho xong. Họ tìm cách ban phát cho có: vài chục, vài trăm ngàn, có nơi bí quá thưởng bằng chính sản phẩm công ty kinh doanh.

Tôi từng biết có người phải khuân cả chục bịch bỉm tã trẻ em và khăn mặt về nhà thay cho thưởng Tết. Có nơi các sếp trốn biệt luôn, bỏ lại công nhân sụt sùi không thưởng Tết lẫn tháng lương cuối năm. Nhưng trên bình diện rộng, Thưởng Tết đã được nhìn nhận tích cực hơn, linh hoạt hơn, như một công cụ quản lý và gia tăng giá trị cho công ty.

Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang có hai hình thức thưởng Tết cơ bản: thưởng đại trà và thưởng đặc biệt. Thưởng đại trà sẽ khuyến khích được toàn bộ người lao động, đặc biệt những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn. Nhưng thưởng tết "cào bằng" không phù hợp đối với những ngành mà nhân sự ít nhưng đòi hỏi chuyên môn cao hoặc những vị trí cấp cao. Về phương diện quản trị nhân sự, việc doanh nghiệp thưởng mang tính "cào bằng" chỉ mang tính khích lệ, kiểu như một món quà Tết cho người lao động chứ không phải thực sự là phần thưởng vì những giá trị lao động đã mang lại. Quản trị nhân sự và phát triển doanh nghiệp hiện đại chú trọng nhiều hơn đến các cá nhân xuất sắc, những vị trí then chốt công ty cần giữ.

Năm ngoái, có doanh nghiệp ở TP HCM thưởng đến vài trăm triệu hay cả tỷ đồng cho một số vị trí. Tôi nghĩ đó cũng là mặt đáng mừng của nền kinh tế và cả thị trường lao động.

Báo cáo "Khảo sát về phúc lợi và thưởng Tết năm 2019 tại Việt Nam" của Navigos cho thấy có 82% nhân viên cho biết sẽ "phản ứng cụ thể" nếu không nhận được thưởng Tết như đúng mong đợi. Khoảng 27% người được hỏi cho biết sẽ nghỉ việc và xin vào nơi khác có mức thưởng Tết tốt hơn, 55% lựa chọn sẽ cùng đồng nghiệp kiến nghị công ty phải thưởng Tết. Thông tin về thưởng Tết được 53% ứng viên tìm kiếm khi tìm việc. Ngược lại, chỉ 37% nhà tuyển dụng sẵn sàng thể hiện những thông tin này trong bản mô tả công việc đăng tuyển của công ty mình.

Người lao động có quyền mong đợi thưởng Tết, bởi nếu không cảm thấy mình đã làm việc đủ tốt, có lẽ không nên tiếp tục ở lại công ty. Còn người sử dụng lao động tử tế và khôn ngoan sẽ không bao giờ lờ đi khoản thưởng này. Bởi tại Việt Nam, cho dù luật không quy định, nó mặc định là công cụ quản trị quan trọng để động viên nhân viên, giữ chân người ưu tú, đảm bảo hoạt động ổn định cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn, thưởng Tết sẽ hiệu quả như khoản chi cho tiếp thị, giúp tăng uy tín và danh tiếng công ty.

Việc khối doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận một "luật bất thành văn" tại Việt Nam thường không phải tín hiệu tốt cho môi trường kinh doanh. Nhưng thưởng Tết là một trường hợp đặc biệt.

Đào Quang Minh

tu duy thuong tet Hải Dương: Doanh nghiệp mua 45 ô tô thưởng tết cho nhân viên xuất sắc

Một doanh nghiệp ở Hải Dương đã mua 45 ôtô để thưởng tết cho nhân viên xuất sắc.

tu duy thuong tet Người được thưởng Tết cao nhất ở Quảng Nam nhận 600 triệu

Người nhận mức thưởng Tết 600 triệu đồng đang làm cho một doanh nghiệp FDI ở Quảng Nam. Còn người nhận mức thưởng thấp nhất ...

tu duy thuong tet Thưởng Tết ở Hải Phòng có nơi chỉ 50.000 đồng

Nhiều doanh nghiệp tại Hải Phòng đã có kế hoạch thưởng Tết cho lao động, trong khi nhiều nơi chi thưởng Tết tới vài chục ...

tu duy thuong tet Thưởng Tết nhân viên ngân hàng năm nay ra sao?

So với những năm trước, thông tin về thưởng Tết nhân viên ngân hàng năm nay khá ít trên thị trường, các nhân viên cũng ...