Trường “trọng điểm chất lượng cao”, một dạng trường chuyên biến tướng

Từ năm 1997, hệ thống trường chuyên THCS đã bị bãi bỏ, từ Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24.12.1996 của BCH TƯ Đảng khóa VIII yêu cầu “Không tổ chức trường chuyên ở Tiểu học và THCS”. Tuy nhiên, hiện nay, một số địa phương lại xây dựng trường THCS “trọng điểm chất lượng cao”, thực chất cũng là một dạng trường chuyên biến tướng.

GV ở Thanh Hóa bức xúc vì bị điều chuyển để huyện xây dựng trường "trọng điểm chất lượng cao". Ảnh: XUÂN HÙNG

Từ năm 1997, hệ thống trường chuyên THCS đã bị bãi bỏ, từ Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24.12.1996 của BCH TƯ Đảng khóa VIII yêu cầu “Không tổ chức trường chuyên ở Tiểu học và THCS”. Tuy nhiên, hiện nay, một số địa phương lại xây dựng trường THCS “trọng điểm chất lượng cao”, thực chất cũng là một dạng trường chuyên biến tướng.

Vừa qua, dư luận huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xôn xao vì chính quyền địa phương này đã điều chuyển 7 GV khỏi trường THCS Nhữ Bá Sỹ - thị trấn Bút Sơn, với lý do không đáp ứng các tiêu chí do huyện tự đặt ra (đang được phân công dạy đội tuyển tham gia dự thi cấp tỉnh; có học sinh đoạt giải nhì cấp huyện trở lên; đang là tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách đội, thư ký hội đồng…).

Mục đích của huyện là nhằm xây dựng trường THCS Bút Sơn thành trường “trọng điểm”, chất lượng cao.

Trong hệ thống trường THCS, THPT và trường trung học có nhiều cấp học theo Điều lệ trường phổ thông của Bộ GD-ĐT, không tồn tại khái niệm “trường trọng điểm chất lượng cao”.

Bộ GD-ĐT cũng không ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn cho dạng trường nói trên. Vì vậy, mỗi địa phương tự nghĩ ra các tiêu chí cho mô hình trường này.

Các trường “trọng điểm chất lượng cao” được ưu ái đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng cao hơn hẳn so với trường bình thường; yêu cầu tuyển sinh đáp ứng năng lực và một số cơ chế ưu đãi khác.

Như vậy, “bình mới” mà “rượu cũ”, thực chất, đây chính là mô hình trường chuyên, lớp chọn núp dưới một tên gọi khác, mặc dù đã có chủ trương từ Trung ương, bãi bỏ cách đây 20 năm.

Các địa phương, khi xây dựng đề án phát triển mô hình “trường trọng điểm chất lượng cao”, đều nêu ra các mục tiêu tốt đẹp như nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư có trọng điểm, tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi, phù hợp với khả năng học sinh…

Tuy nhiên, mặt trái của mô hình trường nói trên, là tạo ra bất cập, bất công trong giáo dục. Nguồn lực về cơ sở vật chất, đặc biệt là đội ngũ GV, là hằng số. Nay tập trung cho một số điểm, thì các nơi khác sẽ càng khó khăn. Nghịch lý là các “trường trọng điểm chất lượng cao” hầu hết đều tập trung tại đô thị, vùng thuận lợi, nên nơi đã thuận lợi thì được thêm ưu đãi, nơi khó khăn càng bị “cắt xén” nguồn lực.

Nguyên tắc bình đẳng trong giáo dục bị phá vỡ bởi mô hình này.

Mặt khác, mô hình trường này cũng tạo điều kiện cho các tiêu cực, bất cập phát sinh như tiêu cực trong đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm trang, thiết bị, phân công giáo viên, hoặc tình trạng gửi gắm con em cán bộ, giáo viên vào trường.

Đây quả là điều rất lạ trong cơ chế quản lý giáo dục hiện nay.

Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đánh giá, các cơ quan quản lý đang lầm lẫn giữa quản lý nhà nước với việc quản trị của ...

Dân chủ học đường

Tạo điều kiện để người dân phản ánh tiêu cực về giáo dục, đồng thời để kịp thời nắm bắt thông tin giúp cho việc ...

http://laodong.vn/ban-doc/truong-trong-diem-chat-luong-cao-mot-dang-truong-chuyen-bien-tuong-573788.ldo

/ Quang Đại/ Báo Lao động