Thỏa thuận riêng với Trung Quốc, Trump có thể khiến đồng minh trả giá

Các đồng minh, đối tác có thể chịu thiệt hại lớn và đánh mất niềm tin vào Mỹ khi Trump theo đuổi cách tiếp cận song phương với Trung Quốc. 

thoa thuan rieng voi trung quoc trump co the khien dong minh tra gia

Phái đoàn Trung Quốc (trái) và phái đoàn Mỹ gặp nhau bên lề hội nghị G20 ở Argentina. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được một thỏa thuận "đình chiến" quan trọng trong cuộc gặp bên lề hội nghị G20 vừa qua ở Argentina, giúp cuộc chiến thương mại giữa hai nước không leo thang. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là sự nhượng bộ mang tính chất "câu giờ" của Trump trước Trung Quốc và có thể khiến các đồng minh của Mỹ hứng chịu hậu quả tiêu cực, theo CNBC.

Trong thỏa thuận này, hai lãnh đạo nhất trí ngừng các biện pháp tăng nhiệt chiến tranh thương mại giữa hai nước và Mỹ sẽ không tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong vòng 90 ngày để các cuộc đàm phán có thể diễn ra.

Tuy nhiên, Adam Triggs, chuyên gia tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng những tuyên bố bất nhất được hai bên đưa ra sau cuộc gặp cho thấy Mỹ và Trung Quốc khó có thể giải quyết được những bất đồng cơ bản trong 90 ngày, và cuộc chiến thương mại cũng như căng thẳng trong quan hệ hai nước sẽ trở nên trầm trọng hơn sau thời hạn này.

Tồi tệ hơn, việc Trump đưa ra các thỏa thuận song phương với Trung Quốc có thể là sai lầm lớn vi phạm những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu và giáng đòn mạnh vào các đồng minh, đối tác quan trọng mà Washington đang muốn dựa vào để chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Trong một bài viết trên Guardian, cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd, người đang giữ chức Chủ tịch Viện Chính sách Xã hội châu Á ở New York, chỉ ra rằng điểm mấu chốt trong thỏa thuận tạm thời giữa Trump và ông Tập chính là thu hẹp mức thâm hụt thương mại thường niên 370 tỷ USD giữa hai nước. Để làm được điều này, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mua lượng lớn khí đốt và nông sản từ Mỹ.

Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường Trung Quốc là hữu hạn và để nhập khẩu hàng trăm tỷ USD khí đốt từ Mỹ, Trung Quốc sẽ phải cắt các hợp đồng lớn với Qatar và Australia, những đồng minh có quan hệ thân cận với Mỹ. Đây đều là những đối tác lớn mà chính quyền Trump từng muốn tăng cường hợp tác nhằm gia tăng sức ép về mọi mặt đối với Bắc Kinh.

Theo các chuyên gia, những thỏa thuận riêng như vậy giữa Trump và ông Tập có thể khiến các đồng minh này cảm thấy bị "hớt tay trên" hay bị chính đồng minh của mình phản bội, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của họ vào sự vững chắc trong quan hệ liên minh dưới thời Trump. Nếu Washington và Bắc Kinh không đạt được đột phá trong 90 ngày, Trump khó có thể thuyết phục được các đồng minh này chung sức chung lòng cùng Mỹ đối phó với Trung Quốc.

Việc Trung Quốc đồng ý tăng cường mua nông sản của Mỹ cũng là một đòn giáng vào các nước khác đang xuất khẩu ngô, đậu nành... vào nước này. "Trung Quốc đang mua các loại sản phẩm nông nghiệp từ nhiều nước khác nhau. Nếu họ bị buộc phải nhập khẩu một lượng lớn từ Mỹ ngay lập tức, bài học quá khứ cho thấy họ sẽ giảm mua các sản phẩm như vậy từ những nước khác", Triggs nói.

Stephen Nagy, chuyên gia tại Quỹ châu Á Thái Bình Dương của Canada, cho rằng ngoài việc chấp nhận mua thêm hàng hóa của Mỹ, thỏa thuận hồi cuối tuần trước không có bất cứ điều khoản nào cho thấy Trung Quốc có những nhượng bộ đáng kể trong hành vi thương mại của mình.

"Bắc Kinh không đưa ra cam kết căn bản nào ngoài lời hứa sẽ hướng tới cải cách thương mại", Nagy nói, chỉ ra rằng Trung Quốc từng nhiều lần đưa ra lời hứa tương tự nhưng không thực hiện. Các lo ngại của Mỹ trước đây về tình trạng ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ hay trợ giá công nghiệp không được đề cập một cách cụ thể trong thỏa thuận.

Theo chuyên gia Triggs, Trump đã quá chú trọng vào cách tiếp cận song phương với Trung Quốc mà quên đi những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết vấn đề đa phương, nên thỏa thuận mà ông đưa ra với ông Tập không chỉ hủy hoại hệ thống thương mại toàn cầu mà còn không thể làm giảm được thâm hụt thương mại của Mỹ.

Triggs cho rằng nếu muốn ông Tập xử lý những hành vi thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc, Trump lẽ ra cần phối hợp với các đồng minh khác để xây dựng một liên minh mạnh đối phó Bắc Kinh. "Washington cần cho thấy vai trò lãnh đạo của mình trong liên minh đó. Đây là biện pháp hiệu quả hơn, xử lý triệt để những thách thức thực sự trong hệ thống thương mại toàn cầu", ông nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ đáng lẽ phải ngồi lại cùng các đối tác tại G20 để "thúc đẩy cải cách và hiện đại hóa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và gỡ bỏ những rào cản đối với thương mại xuyên biên giới". Thế nhưng, Trump lại thích áp dụng chiến thuật song phương hơn và lựa chọn phương án thương lượng với ông Tập.

Nagy cho rằng động lực lớn nhất thúc đẩy Trump đi đến thỏa thuận với Trung Quốc chính là sức ép ngày càng lớn từ trong nước Mỹ kể từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ và ngày càng trở nên khốc liệt. "Các thế lực chống đối ngày càng tăng lên trong vài tháng qua, buộc Trump phải tìm cách thu về cho mình một ít vốn liếng chính trị", ông nói.

thoa thuan rieng voi trung quoc trump co the khien dong minh tra gia

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đón Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AP.

Chuyên gia này cho rằng thỏa thuận bên lề hội nghị G20 là một tính toán mang tính chiến thuật của Trump nhằm cho người dân Mỹ thấy rằng ông đã có được một "thắng lợi" trước Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc điều tra cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông thông đồng với Nga do công tố viên đặc biệt Robert Mueller phụ trách đang tăng nhiệt.

Mueller sẽ công bố báo cáo điều tra của mình vào tháng ba, thời điểm thỏa thuận ngưng tăng thuế với Trung Quốc của Trump hết hiệu lực. Nếu cuộc điều tra này có kết quả bất lợi cho Trump, Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ tung tiếp đòn vào Trung Quốc nhằm chuyển hướng chú ý của dư luận, điều có thể khiến các lãnh đạo Bắc Kinh lo ngại.

Bởi vậy, Nagy tin rằng thỏa thuận mang tính trì hoãn của Trump với Trung Quốc khó có thể giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản trên nhiều phương diện của hai nước. "Sau 90 ngày hòa hoãn, cuộc chiến thương mại và căng thẳng song phương sẽ tiếp diễn, thậm chí còn sâu sắc hơn", ông nói.

thoa thuan rieng voi trung quoc trump co the khien dong minh tra gia Giám đốc tài chính Huawei bị bắt: Những hoạt động đáng ngờ của Huawei

Tập đoàn Huawei từng bị nghi ngờ hoạt động gián điệp cho Trung Quốc và vi phạm lệnh cấm vận Iran do Mỹ áp đặt.

thoa thuan rieng voi trung quoc trump co the khien dong minh tra gia Trung Quốc có thể trả đũa Mỹ vì vụ bắt lãnh đạo Huawei

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được cảnh báo leo thang vì vụ bắt lãnh đạo Huawei.

thoa thuan rieng voi trung quoc trump co the khien dong minh tra gia Canada bắt phó chủ tịch Huawei theo yêu cầu Mỹ, Trung Quốc phản pháo

Canada mới đây cho hay đã bắt giữ giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei, bà Meng Wanzhou, theo yêu cầu của ...

thoa thuan rieng voi trung quoc trump co the khien dong minh tra gia Trung Quốc yêu cầu Canada lập tức thả nữ giám đốc tài chính Huawei

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa yêu cầu chính quyền Canada thả nữ giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch Huawei - bà ...