Quá khứ bất ngờ của đại gia nức tiếng miền Nam

Từ hai bàn tay trắng, ông Hứa Vân đến Phan Thiết lập nghiệp. Bằng trí tuệ và ý chí, người đàn ông này đã dựng nên công ty rượu lớn nhất tỉnh Ninh Thuận.

Ở Phan Thiết từ 1975 trở về trước hầu như ai cũng biết đến "công xi" rượu mang tên Nhiêu Bá, ở giáp chợ lớn Phan Thiết.

Cũng có thể nói, đến nay gần như ai cũng có lần bước chân vào hí viện Lilas hay còn gọi là rạp Lilas (nay là rạp 19/4).

Nhưng ít người biết đến ông chủ của nó, một người Hoa nghèo đến Phan Thiết lập nghiệp từ hai bàn tay trắng.

"Công xi" rượu

"Công xi" là kiểu phát âm của người Hoa với chữ Pháp "compagnie", nghĩa là công ty.

Người sáng lập của tổ chức sản xuất kinh doanh ngành rượu nổi tiếng của Việt Nam có từ năm 1902 này là một ông chủ người Hoa, tên Nhiêu Tấn Hiếu.

Công ty này có mặt hoạt động ở một số tỉnh miền Trung như: Phan Thiết, Phan Rang, Diên Khánh, Ninh Hòa...

Sau khi Nhiêu Tấn Hiếu mất, ông Nhiêu Bá kế nghiệp cha rồi lấy tên mình làm thương hiệu. Năm 1945, tình trạng lúa gạo khan hiếm, giá tăng cao bởi chính sách của phát xít Nhật - bỏ cây lúa, trồng cây công nghiệp.

Hậu quả là có gần 2 triệu người Việt Nam chết đói. Thiếu gạo nấu rượu, nhiên liệu đốt là củi ngày càng khó kiếm, công ty Nhiêu Bá gặp khó khăn, việc sản xuất kinh doanh đình trệ.

Ông Nhiêu Bá qua đời, không con nối dõi. Người em trai là Nhiêu Đức Nghị cùng 2 người em gái ở Hồng Kông được thừa hưởng di sản.

Vì không thể trực tiếp điều hành, quản lý nên họ quyết định cho Nhiêu Bá liên kết, sáp nhập với Hiệp Hội Các Lò Rượu Pháp ở Đông Dương - viết tắt là SFDIC (Société Française des Distilleries de l’Indochine).

Tổ chức này rất lớn mạnh, có nhà máy chưng cất rượu nổi tiếng ở Bình Tây, gần bến Lê Quang Liêm - Sài Gòn, có nhà máy xay lúa lớn nhất nhì Đông Dương.

Với lợi thế có sẵn nhiên liệu đốt là trấu, tấm gạo làm nguyên liệu, cùng với máy móc, kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm của SFDIC giá thành rẻ, rượu của họ được thị trường Đông Dương ưa chuộng.

Mặt hàng chủ yếu của SFDIC là rượu trắng. Ở nhà máy, họ chưng cất rượu đạt nồng độ từ 92 đến 95°, chở đến các chi nhánh rồi pha chế xuống còn 40° để bán ra cho các đại lý.

Tại Phan Thiết, công ty rượu Nhiêu Bá có mặt từ năm 1902, đến năm 1949 khi công ty rượu này bắt đầu gặp khó khăn thì ông Hứa Vân- một hiệu buôn người Hoa tại địa phương đã mua lại cơ sở cũ của Nhiêu Bá.

Sau đó, Nhiêu Bá sáp nhập vào SFDIC trở thành nhà phân phối rượu chính thức cho SFDIC tại Phan Thiết, La Gi, Phan Rang và Cam Ranh.

qua khu bat ngo cua dai gia nuc tieng mien nam
Ông Hứa Vân - người đứng hàng đầu, thứ 3 từ trái qua.

Công ty rượu Nhiêu Bá của ông Hứa Vân tại Phan Thiết là một tòa nhà được xây dựng trên khu đất rộng 3.000 m2 tại đường Đinh Tiên Hoàng.

Tòa nhà này một mặt giáp đường Lý Thường Kiệt, một mặt giáp đường Lý Tự Trọng và mặt sau giáp với đường Ngô Sỹ Liên (nhìn ra chợ Phan Thiết).

Đây là một trong những tòa nhà đẹp nhất của Phan Thiết thời đó, mang kiến trúc của người Trung Hoa. Tường bằng gạch đất nung, dày 4 đến 6 tấc, hồ xây bằng vôi trộn với mật đường, mái lợp ngói âm dương.

Tòa nhà này làm khu nhà hành chính, giao dịch.

qua khu bat ngo cua dai gia nuc tieng mien nam
Rạp Lilas, nay là rạp 19/4.

Phía sau là nhà ở của gia đình những người quản lý và các kho chứa rượu trong nhà thép tiền chế nhập khẩu từ Pháp.

Khung nhà này sau này được tận dụng làm nhà lồng chợ Phan Thiết, đến năm 2014 mới tháo dỡ để xây chợ Phan Thiết mới.

Một cổng lớn bên trái vào sân sau, dành cho xe vận tải chở rượu xuất, nhập.

Các kho chứa đầy các khạp sành rượu lớn, nằm san sát nhau, chỉ chừa các lối đi. Nồng độ ở các khạp rượu này luôn trên 40°. Rượu được đong bằng một ca kim loại 10 lít, trên thân có ghi vạch chia đơn vị.

Rượu của công ty Nhiêu Bá có mặt khắp các hang cùng ngõ hẻm. Do nhà nước cấm người dân sản xuất rượu, chỉ cho phép rượu của SFDIC tức công ty rượu Nhiêu Bá phân phối nên hầu như người thời đó có dịp uống rượu đều dùng loại rượu của công ty này.

Sau gần 3 thập kỷ tồn tại, đến năm 1975 công ty này mới chấm dứt hoạt động.

Chuyện về ông chủ công ty rượu

Từ cuối thế kỷ 17, cùng với những cuộc di dân từng đợt của người Hoa đi tìm đất lập nghiệp, một bộ phận người Hoa đã dừng chân ở cửa biển Phú Hài, trải dài đến Hàm Nhơn (thị trấn Phú Long, Bình Thuận ngày nay).

Nơi đây hình thành một cửa biển buôn bán, trao đổi sầm uất với thương thuyền nước ngoài.

qua khu bat ngo cua dai gia nuc tieng mien nam
Trường Kiến Anh (nay là trường THCS Trần Phú), nơi ông Hứa Vân đã đóng góp hơn 50% kinh phí để xây dựng.

Do hoàn cảnh lịch sử và những cuộc di dân ngày càng đông, người Hoa chuyển dần về Phan Thiết và sống tập trung ở các phường Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo...

Người đến trước hướng dẫn, giúp đỡ người sau. Theo ông Tô Đạt Bửu - Trưởng BQL Quan đế Miếu, cho biết, ban đầu người Hoa chủ yếu làm nông và ngư nghiệp nhưng sau đó chuyển hẳn sang thương mại.

Từ những năm 1932, giai đoạn đầu mới thành lập chợ Phan Thiết thì người Hoa buôn bán ở chợ là chính. Trong số những sạp hàng người Hoa đầu tiên ấy có gia đình họ Hứa thuộc gốc Tiều.

Họ khởi nghiệp với một sạp tre nhỏ bán nhang, nến, dầu phộng đốt đèn và một vài thứ tạp hóa khác. Được vài năm thì người cha, người đã gồng gánh đưa cả gia đình họ Hứa sang Việt Nam, vĩnh viễn ra đi.

Mọi việc trong nhà dồn cả vào đôi vai của người con trai hiền lành nhưng tháo vát tên Hứa Bộ Vân. Khi ấy Hứa Bộ Vân chỉ tròn 17 tuổi.

qua khu bat ngo cua dai gia nuc tieng mien nam
Ông Hứa Vân đứng ra vận động tài chính và đóng góp hơn 50% xây dựng tượng Phật Bà Quan Âm ngay trước chùa Phật Ân ngày nay (Tỉnh hội phật giáo tỉnh Bình Thuận).

Với bản tính cần cù, chăm làm và đặc biệt có khiếu kinh doanh, chỉ một thời gian sau chàng thanh niên người Hoa đó đã phát triển sạp hàng của gia đình thành một hiệu buôn có đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm thời đó.

Năm 1949, chàng trai họ Hứa quyết định dốc toàn bộ vốn liếng và mượn thêm của nhiều người bạn mua lại cơ sở cũ của công ty rượu Nhiêu Bá.

Vì đang còn khó khăn nên chủ cũ bán rẻ và đến khi công ty Nhiêu Bá sáp nhập vào SFDIC thì công ty rượu Nhiêu Bá do anh làm chủ trở thành nhà phân phối độc quyền khắp vùng Bình Thuận.

Chỉ một thời gian không lâu sau đó, cái tên Hứa Bộ Vân mà người dân thường gọi tắt là Hứa Vân (người Việt thường gọi là Hứa Văn) được giới thương gia biết đến như một ông chủ người Hoa làm ăn uy tín, hiệu quả.

Tiếng tăm, vốn liếng và hệ thống phân phối của Hứa Vân đã thắng trong các cuộc đấu xảo giành quyền kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu được chính quyền quản lý rất chặt thời ấy.

Từ 1950 - 1970, Hứa Vân được chính quyền cấp quota độc quyền kinh doanh lúa gạo, đường, thuốc lá..., những mặt hàng được nhà nước quản lý và chỉ giao cho 1 doanh nghiệp tại địa phương kinh doanh, phân phối.

Không chỉ kinh doanh ở Phan Thiết ông Hứa Vân đã mở rộng mạng lưới kinh doanh từ Cam Ranh trở vào đến Sài Gòn.

Tại Phan Rang ông cũng mở công ty rượu Nhiêu Bá và hãng nước đá Bửu Sơn lớn nhất Ninh Thuận.

(Còn tiếp)

qua khu bat ngo cua dai gia nuc tieng mien nam Quá khứ bất ngờ của mỹ nhân Việt tình tứ bên sao phim 18+ Thái Lan

Cô chính là người mẫu Ngọc Ánh, có biệt danh Mon 2k, từng gây “bão mạng“ vì clip “miệt thị người ngực phẳng“ thực hiện ...

qua khu bat ngo cua dai gia nuc tieng mien nam Nỗ lực chôn chặt quá khứ tội lỗi của xã hội đen ở El Salvador

Người đàn ông 39 tuổi gia nhập vào thế giới ngầm khi mới 12 tuổi khi đi xin việc đã thuyết phục nhà tuyển dụng: ...

/ http://vietnamnet.vn