Nga dùng \'công thức\' Syria giải \'bài toán\' Triều Tiên?

Bằng cách tiếp cận giống ở Syria, Nga tin rằng càng thu hút được sự ủng hộ của quốc tế, Mỹ sẽ buộc phải từ bỏ lập trường "diều hâu" trong bế tắc với Triều Tiên.

nga dung cong thuc syria giai bai toan trieu tien
Moscow đang tham gia nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Cách tiếp cận Syria

Để điều phối vấn đề Triều Tiên theo chiều hướng hòa bình, Nga đã kết hợp nhiều giải pháp khác nhau trong thời gian qua.

Vào ngày 13/12, lãnh đạo cấp cao Trung tâm chỉ huy Quân sự quốc gia của Nga, Victor Kalganov và ba quan chức Bộ Quốc phòng đã thực hiện một chuyến thăm chính thức đến Triều Tiên.

Chuyến đi của ông Kalganov đến Bình Nhưỡng diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi đổi mới chính sách ngoại giao Triều Tiên-Mỹ.

Quan chức Nga nhấn mạnh cam kết của Moscow hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Đông Bắc Á.

Kể từ khi Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản hôm 6/3, Chính phủ Nga đã dốc sức bằng nguồn lực ngoại giao đáng kể trong giải quyết bế tắc hạt nhân.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự tham gia ngày càng lớn hơn về mặt ngoại giao của Nga trên bán đảo Triều Tiên xuất phát từ mục đích tăng ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một mặt yếu tố này đã định hình một cách khá rõ ràng về hoạch định chính sách của Nga trong thời gian qua, nhưng lời giải thích tốt nhất cho vai trò tích cực của Điện Kremlin trong việc giải quyết những bế tắc ở quốc gia hàng xóm là phô diễn tầm ảnh hưởng và sức mạnh trước công chúng trong nước và cộng đồng quốc tế - học giả quan hệ quốc tế Samuel Ramani từ đại học Oxford, nhận định.

Để kết thúc cơn ác mộng lâu dài, các nhà ngoại giao Nga đã tập hợp hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo châu Âu và châu Á cho một giải pháp hòa bình đối với khủng hoảng Triều Tiên. Bên cạnh đó là việc sử dụng cách thức hỗn hợp của ngoại giao cưỡng chế, vận động hành lang để thuyết phục Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Sáng kiến ​​ngoại giao của Moscow hướng tới một mục đích cuối cùng: Ngăn chặn chiến tranh giữa Triều Tiên và Mỹ.

Giống như cách tiếp cận ngoại giao thành công của Nga đối với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và chiến lược ở Syria khiến Washington từ bỏ lập trường phế truất Tổng thống Bashar al-Assad, Điện Kremlin tin rằng việc xây dựng một sự đồng thuận quốc tế xung quanh câu chuyện cần phải tránh chiến tranh với Triều Tiên sẽ khiến Tổng thống Donald Trump bớt khẩu chiến với Bình Nhưỡng.

Mời gọi Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán cũng sẽ hỗ trợ mục tiêu này.

Nếu Nga có thể giúp ngăn chặn thành công một cuộc chiến tranh, vị thế của Moscow trong vai trò giải tỏa xung đột sẽ tăng lên mạnh mẽ, đồng thời mở rộng mạng lưới liên minh của Nga và gia tăng uy tín của cá nhân ông Putin trong và ngoài nước.

Tìm kiếm ủng hộ Âu-Á

nga dung cong thuc syria giai bai toan trieu tien
Nga đang làm việc với nhiều bên, bao gồm cả Hàn Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách Nga tin rằng, nếu càng nới rộng và phơi bày sự đối lập trong quan điểm “diều hâu” của chính quyền Trump và quan điểm chung của cộng đồng quốc tế, điều này sẽ buộc Mỹ phải xuống thang căng thẳng và thuận theo ý kiến của số đông trong tương lai gần.

Để tạo nền tảng giúp cách thức của mình thành công, Nga đang cố gắng thuyết phục đồng minh của Mỹ hỗ trợ hơn nữa quan điểm của mình trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên và gây áp lực lên Tổng thống Trump nhằm kiềm chế hành động quân sự.

Kể từ tháng 3 cho tới nay, Nga đã nổi lên như một trong những tiếng nói quốc tế hàng đầu, bên cạnh Trung Quốc ủng hộ giải pháp “đóng băng kép”, trong đó kêu gọi Bình Nhưỡng dừng lại chương trình phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ-Hàn Quốc đình chỉ các cuộc tập trận quân sự chung sát biên giới.

Mặc dù Mỹ đã từ chối đề nghị "đóng băng kép", Nga đã đưa giải pháp ngoại giao cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương để thuyết phục họ ủng hộ kế hoạch này và gây sức ép Washington nên làm theo.

Hôm 18/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tổ chức một cuộc đối thoại song phương với người đồng nhiệm Đức Sigmar Gabriel. Sự nhất trí của Berlin với đề xuất "đóng băng kép" đã giúp cho Moscow có một vị thế vững chãi trong quan điểm của Liên minh châu Âu về vấn đề Triều Tiên.

Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng dần nỗ lực mở rộng sự ủng hộ cho "đóng băng kép" trong khối ASEAN.

Vào ngày 9/8, ông Lavrov đưa ra thông cáo chung về Nga-ASEAN, trong đó các bên nhất trí về chủ trương củng cố hợp tác an ninh dài hạn, bao gồm vấn đề Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, các quan chức Nga cũng tận dụng quan hệ đang được cải thiện với Hàn Quốc để tác động đến quan điểm của Seoul về cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Cách tiếp cận của Moscow đang mang đến kết quả hữu hình từ đội ngũ cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Một nhóm các cố vấn chính sách đối ngoại của ông Moon đã bày tỏ sự ủng hộ cho đề nghị "đóng băng kép" hôm 14/12.

Nếu chính quyền Trump thỏa hiệp trước áp lực ngoại giao gián tiếp của Moscow bằng cách từ bỏ đe dọa quân sự tiếp tục chống lại Bình Nhưỡng, vai trò của Tổng thống Putin như một sứ giả hòa bình sẽ gia tăng đáng kể.

Kết quả này sẽ giúp ông Putin củng cố số phiếu bầu trong cuộc bầu cử 2018 và tăng cường độ tin cậy của Nga trong vai trò trung gian tại các khu vực khác.

Cưỡng chế và đàm phán

nga dung cong thuc syria giai bai toan trieu tien
Các biện pháp trừng phạt quốc tế quá mạnh tay có thể khiến Triều Tiên lâm vào khủng hoảng.

Để hướng Triều Tiên đi vào con đường hòa bình, Nga đã kết hợp ngoại giao vừa cưỡng chế vừa đàm phán.

Để làm nổi bật sự không hài lòng của mình với chính quyền Kim Jong-un, Nga ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện của Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với Triều Tiên hôm 12/12.

Nhưng mặt khác, Nga đang mong muốn thay thế Trung Quốc trở thành đối tác quốc tế đáng tin cậy nhất của Triều Tiên, do đó, Moscow hy vọng Bình Nhưỡng sẽ nể mặt mình phần nào.

Mặc dù Nga vẫn cam kết thực hiện các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên, nhưng trong thực tế, hoạch định chính sách của Nga luôn phân biệt rõ giữa chế tài trừng phạt “xứng đáng” và biện pháp trừng phạt “phản tác dụng” gây đe dọa sự ổn định kinh tế của Triều Tiên.

Tháng 11/2017, Nga tăng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên nhằm ngăn chặn bất ổn và nguy cơ sụp đổ tiềm năng của Triều Tiên.

Để đổi lấy sự ủng hộ quan trọng này, các nhà ngoại giao Nga đã tổ chức các cuộc đối thoại song phương với quan chức Triều Tiên nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng chấp nhận đàm phán ngoại giao với Mỹ về chương trình hạt nhân của mình.

Nếu Nga có thể tạo nên một bước đột phá ngoại giao từ những nỗ lực này, Moscow sẽ lần đầu tiên đứng ngang hàng với Trung Quốc trong vị thế với Bình Nhưỡng và tạo chỗ đứng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nếu như chiến lược hiện nay của Washington là kết hợp các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên với yêu cầu áp lực hơn nữa từ Trung Quốc, thì cách tiếp cận mới của Nga có thể mang lại một giải pháp hiệu quả và cụ thể hơn.

nga dung cong thuc syria giai bai toan trieu tien NATO thiếu hụt khả năng đối phó tàu ngầm Nga

Tổng thư ký NATO lo ngại tổ chức này không đủ lực lượng và phương tiện chống ngầm giữa lúc hoạt động của tàu ngầm ...

nga dung cong thuc syria giai bai toan trieu tien Nga sẽ ra mắt oanh tạc cơ tàng hình thế hệ mới vào năm sau

Nguyên mẫu đầu tiên của dòng oanh tạc cơ tàng hình mới PAK-DA của Nga dự kiến ra mắt công chúng vào năm 2018.

nga dung cong thuc syria giai bai toan trieu tien Nga bất ngờ triển khai tổ hợp S-400 khét tiếng đến sát Triều Tiên

Trung đoàn phòng không vùng Viễn Đông của Nga vừa được biên chế thêm hệ thống tân tiến S-400 giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng ...

/ Người đưa tin