Mỹ giáng đòn, Nga dùng chiêu khích tướng Ấn Độ

Buộc Ấn Độ từ bỏ các hợp đồng vũ khí với Nga, Mỹ đang giáng một đòn vào tiềm năng phòng thủ của Ấn Độ và khiến người Ấn Độ phẫn nộ.

Lo sợ bị Mỹ trừng phạt

Báo chí Ấn Độ đưa tin, nước này đang triển khai một chiến dịch ngoại giao-quân sự lớn để thuyết phục Mỹ miễn các biện pháp trừng phạt vì mua 5 hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 của Nga. Chiến dịch được khởi động từ trước khi thỏa thuận trên được ký kết hôm 5/10 vừa qua và sẽ tiếp diễn trong những tháng tới.

Các nguồn tin cấp cao cho biết Ấn Độ đã đảm bảo với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng "hệ thống này sẽ không bao giờ gây phương hại tới tính bí mật tác chiến" của các hệ thống vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington.

Một nguồn tin nêu rõ: "Phía Ấn Độ đã khẳng định rằng nước này vẫn duy trì các bức tường lửa kỹ thuật vững chắc, và sẽ không chuyển các thông tin quân sự nhạy cảm của một nước cho nước thứ ba. Chúng tôi tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và tuân thủ tuyệt đối những hợp đồng ký với các quốc gia khác".

my giang don nga dung chieu khich tuong an do

Tên lửa phòng không S-400 của Nga

Trước khi Ủy ban Nội các về An ninh của Ấn Độ phê chuẩn thương vụ S-400 hôm 26/9, một loạt chuyến thăm đã được thực hiện đến Mỹ để xoa dịu các mối quan ngoại của Washington.

Theo đạo luật “Về việc chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt” (CAATSA), Mỹ sẽ trừng phạt các nước mua bán vũ khí với Nga. Mối lo của Ấn Độ gia tăng khi mới đây, Washington đã vận dụng CAATSA để áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với quân đội Trung Quốc do Bắc Kinh mua các tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Ấn Độ cũng đã có những bước đi nhằm tránh bị Mỹ trừng phạt nhưng dường như không kịp trở tay khi hồi tháng 4/2018, Mỹ đột ngột mở rộng các biện pháp, trong đó đưa thêm vào danh sách trừng phạt một loạt tập đoàn, công ty quốc phòng của Nga như Almaz-Antey (nhà sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không S-400), Tổng công ty đóng tàu thống nhất (đơn vị chuyên cung cấp tàu khu trục), tập đoàn Trực thăng Nga và Tập đoàn xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga (Rosoboronexport).

Trước tình thế có thể đẩy Ấn Độ nghiêng hẳn về phía Nga, giới chức Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Mike Pompeo ủng hộ đề xuất miễn trừ cho Ấn Độ khi mua vũ khí của Nga.

my giang don nga dung chieu khich tuong an do

Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng về S-400 ngày 5/10 nhân chuyến thăm của Tổng thống Putin

Cả hai ông đã đề xuất bổ sung vào Đạo luật ủy quyền quốc phòng cho năm tài khóa 2019 (NDAA-19) điều khoản cho phép đưa một số quốc gia ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của luật CAATSA. Theo sửa đổi mới đây, Tổng thống Mỹ có quyền đình chỉ hiệu lực của lệnh trừng phạt đối với một quốc gia nào đó trong vòng 180 ngày, nếu quốc gia đó có hành động cụ thể chứng minh họ đã giảm quan hệ thương mại với Nga trong lĩnh vực quân sự.

Tuy nhiên, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương Randall Schriver cho biết việc thay đổi cách diễn đạt không có nghĩa là Ấn Độ sẽ được đảm bảo thoát khỏi luật CAATSA, bởi vì Washington “quan tâm” đến việc New Delhi chấm dứt quan hệ đối tác chiến lược với Moscow.

Nga mách nước cho Ấn Độ

Theo trang phân tích Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC), các chuyên gia và chính trị gia Ấn Độ đã cố gắng truyền tải quan điểm chính thức đến Chính phủ Mỹ rằng họ không thể từ chối vũ khí của Nga ngay lập tức.

Đó là chưa tính đến một thực tế rằng về nguyên tắc, Ấn Độ không có ý định làm như vậy, vì họ muốn tiếp tục chính sách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu vũ khí của mình.

Bằng cách buộc Ấn Độ phải từ bỏ các hợp đồng vũ khí với Nga, Mỹ đang giáng một đòn vào tiềm năng phòng thủ của Ấn Độ, điều này đi ngược với mục tiêu công khai là biến Ấn Độ thành một nước lớn ở châu Á.

Thêm vào đó, chính giọng điệu trong tuyên bố của Mỹ đã làm dấy lên sự phẫn nộ của giới truyền thông Ấn Độ, cũng như của các chính trị gia và cộng đồng chuyên gia: Một nước bên ngoài đang mưu toan áp đặt lợi ích của họ lên một quốc gia mà trong tương lai có thể trở thành một cường quốc.

New Delhi nhiều lần nhấn mạnh rằng Ấn Độ sẽ chỉ tuân theo các biện pháp trừng phạt mà Liên hợp quốc áp đặt và họ sẽ tiếp tục mua vũ khí của Nga, bất kể Mỹ có làm gì đi chăng nữa.

Trước khi Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực quốc phòng của Nga, thì hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Moscow và New Delhi vẫn tiến triển đều đặn và ổn định. Mặc dù Nga đã mất một thị phần đáng kể trên thị trường quốc phòng Ấn Độ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, nhưng Nga đã khôi phục được một phần vị thế của mình từ năm 2000 đến nay.

my giang don nga dung chieu khich tuong an do
Vũ khí Nga hiện vẫn chiếm 60% trong trang bị của quân đội Ấn Độ

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Goa (Ấn Độ) vào tháng 10/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp hệ thống tên lửa S-400, thành lập liên doanh sản xuất trực thăng Ка-226 và đóng 4 tàu khu trục theo Dự án 11356 cho Ấn Độ. Các cuộc đàm phán về hợp tác quân sự theo một số hướng khác cũng đã được tiến hành.

Trước tình thế hiện nay, RIAC cho rằng có một phương án khả thi mà các tổ chức tài chính Ấn Độ có thể sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ - đó là xem xét từ bỏ đồng USD trong các giao dịch mua bán vũ khí của Nga và chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp và rupi.

Phương án trung gian có thể là sử dụng đồng đô la Singapore để giao dịch. Hoặc có một lựa chọn khác là thực hiện thanh toán cho các công ty Nga không nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, với tư cách là các đối tượng nhận tiền (ví dụ như các ngân hàng Krayinvestbank, Rossiysky Capital (PJSC), Khanty-Mansiyskiy Bank Otkritie).

Lựa chọn đầu tiên thích hợp hơn, vì nó sẽ cho phép hai nước thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến việc mua bán vũ khí của Nga vẫn có nguy cơ bị trừng phạt. Vấn đề này sẽ được loại bỏ trong phương án thứ hai, nhưng không có gì đảm bảo rằng công ty đứng ra nhận tiền sẽ không bị đưa vào danh sách trừng phạt bổ sung.

my giang don nga dung chieu khich tuong an do
Xe tăng T-90 của Ấn Độ tham gia lễ duyệt binh

Theo RIAC, việc phát triển mối quan hệ quân sự-kỹ thuật với Nga phụ thuộc trực tiếp vào việc Chính phủ Ấn Độ sẽ lựa chọn kịch bản nào trong quan hệ với Mỹ. Nếu New Delhi chọn tuân thủ chính sách trừng phạt của Mỹ, thì việc mở rộng hợp tác với Nga là không thể.

Theo trang phân tích Nga, Chính phủ Ấn Độ cần phải tìm cách tránh luật CAATSA thông qua đàm phán, sau khi đã thuyết phục Mỹ rằng việc áp đặt trừng phạt đối với các công ty, ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay là phản tác dụng.

Hoặc bằng cách chứng minh quyết tâm bảo vệ đến cùng lợi ích quốc gia của mình, Ấn Độ có thể tiếp tục kiên quyết bảo vệ đường lối đối ngoại và cuối cùng buộc Mỹ phải lựa chọn - hoặc là mất đồng minh tiềm năng trong khu vực hoặc chấp nhận việc Ấn Độ không muốn hy sinh các hợp đồng quan trọng chiến lược với Nga - chỉ để phục vụ hoạt động mở rộng xuất khẩu vũ khí của Mỹ.

Thành Minh

my giang don nga dung chieu khich tuong an do Israel ráo riết chứng minh S-300 không thay đổi thế trận Syria

Nhà phân tích chính trị Alexander Zotov, cựu Đại sứ Nga tại Damascus nhận định, Israel sẽ tiếp tục các cuộc oanh tạc trên không ...

my giang don nga dung chieu khich tuong an do 400 chiến binh IS chạy thục mạng từ Iraq sang Syria

Theo Fars, một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng dân quân Hashd al-Shaabi (lực lượng tình nguyện viên Iraq) vừa lên tiếng cảnh báo ...

my giang don nga dung chieu khich tuong an do Thổ Nhĩ Kỹ qua mặt Nga dùng kế hiểm đối với Syria?

Thổ Nhĩ Kỳ mượn thỏa thuận với Nga về Idlib để thực hiện âm mưu bảo trợ khủng bố, chặn tay ông Assad giải phóng ...

/ http://baodatviet.vn