“Thực hiện thí điểm 1km đường mẫu vừa là cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, vừa góp phần chống tham nhũng”.
Đó là quan điểm của TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam khi trao đổi với Đất Việt.
Giảm thất thoát còn 5% là tuyệt vời
PV: Để khắc phục tình trạng suất đầu tư cao tốc của Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới, Bộ Kế hoạch Đầu tư (KH&ĐT) đã tham mưu cho Chính phủ giao Bộ GTVT thực hiện thí điểm 1km đường cao tốc mẫu để làm căn cứ xác định chi phí, thời gian thu phí hoàn vốn cho các dự án đường cao tốc. Tuy nhiên, tới thời điểm này, chỉ đạo trên vẫn chưa được thực hiện. Ông bình luận như thế nào về ý kiến tham mưu trên? Việc chậm trễ thực hiện chỉ đạo trên có khiến ông bất ngờ không và vì sao?
TS Phạm Sỹ Liêm: Tôi cho rằng, đề xuất của Bộ KH&ĐT là một giải pháp. Việc xây dựng một cơ sở số liệu cụ thể để so sánh, đánh giá suất đầu tư của từng dự án là cần thiết.
Ở Việt Nam, việc thực hiện các dự án cao tốc chưa nhiều. Ngoài ra, các số liệu báo cáo từ dự án cũng chưa thật sự đảm bảo độ tin cậy, chính xác, chưa đủ thuyết phục các nhà kinh tế học. Do đó, muốn có được số liệu thực tế để đánh giá, so sánh về suất đầu tư cũng rất khó.
Tôi phải thừa nhận, đã có quan điểm muốn cắt giảm vốn đầu tư của dự án A, hay dự án B xuống. Tuy nhiên, không có cơ sở nào để chúng ta thực hiện việc đó. Chúng ta hay nói, suất đầu tư của dự án đó là quá cao hoặc không hợp lý, nhưng lại không thể đưa ra cơ sở để so sánh suất đầu tư như vậy là cao thì cao như thế nào, cao so với cái gì, và nếu muốn điều chỉnh thì phải điều chỉnh tới mức bao nhiêu... Tất cả chỉ là những nhận định rất mông lung, thiếu căn cứ. Kể cả trường hợp dựa vào số liệu các dự án đã thực hiện mà các cơ quan quản lý hay các chủ đầu tư dự án báo cáo thì những số liệu này cũng chưa chắc đã đủ tin cậy.
TS Phạm Sỹ Liêm
Có một sự thực không thể phủ nhận là, công tác quản lý tại các dự án cao tốc Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều dự án bị đội vốn, chậm tiến độ, gây thất thoát, lãng phí lớn trong sử dụng vốn đầu tư. Theo một báo cáo của Tổng hội Xây dựng trước đây, tình trạng chi tiêu bất hợp lý gây lãng phí, thất thoát lớn từng xảy ra tại nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thậm chí có dự án bị thất thoát tới 30% tổng mức đầu tư toàn dự án.
Nếu chỉ dựa vào những số liệu báo cáo mà điều chỉnh suất đầu tư của dự án thì có khách quan, có minh bạch, có chính xác hay không? Hay chúng ta phải chấp nhận một thực tế khác là "nói gì nghe nấy" và phải chấp nhận cả những sai số, những nguy cơ rủi ro, phải chấp nhận cả những lãng phí, tham nhũng có thể xảy ra trong dự án đó? Theo tôi, làm như vậy hoàn toàn không ổn.
Do đó, tôi cho rằng, đề xuất thực hiện thí điểm 1km đường cao tốc làm cơ sở xác định định mức đầu tư là cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng có thể thực hiện tham khảo thêm mặt bằng giá của một số nước ở khu vực Đông Nam Á, có trình độ kinh tế phát triển tương đương như Việt Nam. Thậm chí, cũng có thể tham khảo thêm mặt bằng suất đầu tư của Trung Quốc, một quốc gia đã đầu tư xây dựng rất nhiều dự án cao tốc.
Để làm được việc này đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đánh giá thực tế, chứ không chỉ ngồi phòng lạnh để đưa ra những con số được.
Tất nhiên, khi đưa ra được một số liệu cụ thể thì các cơ quan chức năng có thể sử dụng làm cơ sở so sánh, tham chiếu tính toán mức giá đầu tư ban đầu cho các dự án sau. Những con số này chỉ mang tính tương đối và cho phép điều chỉnh sai số với một tỷ lệ nhất định. Trong trường hợp, dự án bị đội lên quá cao thì chúng ta sẽ có cơ sở để yêu cầu những người thực hiện dự án phải giải trình, điều chỉnh lại cho phù hợp.
Đây cũng là cơ sở để chúng ta theo sát dự án trong quá trình thực hiện. Nếu có thể giảm được tỉ lệ thất thoát từ 30% xuống còn 5% thì đó là điều tuyệt vời.
PV: Giải thích về việc này tại một cuộc họp mới đây, cả Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đều cho rằng, đề xuất xây dựng một km đường để làm mẫu là thiếu chuyên môn khoa học kỹ thuật, gây tốn kém, không hiệu quả vì xây dựng cao tốc trên các địa hình khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Những phản biện này có phù hợp không và vì sao?
TS Phạm Sỹ Liêm: Dù là giải pháp nào cũng đòi hỏi rất cao về chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của người thực hiện. Một vài công chức bình thường hay chỉ riêng một vài bộ thì không thể làm được.
Phát triển đường cao tốc là chủ trương lớn của Chính phủ, cùng với đó còn liên quan tới những khoản vốn đầu tư khổng lồ tại những dự án này. Do đó, việc xác định suất đầu tư không phải là công việc nhất thời, việc riêng của một bộ ngành nào, mà cần phải làm bài bản, lâu dài. Ngay một lúc mà nói việc thí điểm 1km là không thể thực hiện được thì hơi chủ quan.
Không chỉ khi làm đường cao tốc người ta mới đặt vấn đề về địa hình, địa chất, thủy văn của từng khu vực khác nhau, mà kể cả làm đường sắt, đường bộ hay đường thủy... những yếu tố này cũng luôn phải được tính đến. Địa hình, địa chất... không phải là tính chất đặc thù của đường cao tốc.
Vì vậy, khi xây dựng đường cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đơn giá sẽ khác khi làm đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Hồng.
Dự án cao tốc Bắc Nam chậm tiến độ ở khâu lập báo cáo khả thi
Báo cáo nghiên cứu khả thi của 5 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đang chậm tiến độ từ 15 ngày đến một ... |
CSGT lên tiếng về clip đoàn siêu xe xuyên Việt chạy quá tốc độ trên cao tốc
Sau khi đoạn clip ghi đoàn siêu xe của hành trình xuyên Việt “Car & Passion” chạy với tốc độ chóng mặt trên đường cao ... |
Đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ cần 5 tỷ USD để xây dựng
Đơn vị nghiên cứu kỳ vọng trung ương thông qua để cuối năm khởi công dự án đường sắt dài 139 km, qua 5 tỉnh ... |