Bộ trưởng GTVT khẳng định, không sử dụng vốn nhà nước để sửa cầu Vàm Cống.
Liên quan tới sự cố nứt cầu Vàm Cống gây lo ngại thời gian qua, ngày 1/11, ĐBQH đã có phần chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về việc này.
Dầm thép ngang bị nứt sẽ được thay thế 70%. Ảnh: VnE
Cụ thể, ĐB Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) chất vấn về kinh phí thuê tư vấn thẩm tra, sửa cầu Vàm Vống ai phải chịu trách nhiệm.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói, cầu Vàm Cống là dự án kết nối trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, hết sức quan trọng.
Trong dự án này Chính phủ Úc đã tài trợ cho chúng ta không hoàn lại 100 triệu USD để phát triển cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh.
Ngoài ra, Chính phủ Úc tài trợ không hoàn lại cho công tác tư vấn. Do đó, riêng cây cầu Vàm Cống khi xảy ra sự cố kỹ thuật, Chính phủ Úc sử dụng tiền viện trợ còn lại tiếp tục hỗ trợ cho dự án…
"Có nghĩa là công tác liên quan đến thiết kế, sửa chữa và tổng kiểm tra chất lượng sau khi sử dụng thì dùng nguồn vốn của Chính phủ Úc… Chúng ta hoàn toàn không sử dụng nguồn vốn của Nhà nước", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Cũng liên quan tới những lo ngại về chất lượng dự án cầu Vàm Cống, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đây là dự án quan trọng, sử dụng vốn ODA và do nước ngoài thi công.
Khi thi công có phát hiện sự cố, Bộ đã tổ chức hội thảo quốc tế để tìm ra nguyên nhân.
Phương án sửa chữa đã được trình hội đồng chuyên môn, theo dự kiến, cuối năm 2018 dự án sẽ hoàn thành.
"Đây là dự án quan trọng, sau khi thực hiện xong dự án sẽ tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng toàn diện của dự án", ông Thể cho hay.
Kẽ hở vốn ODA
Trước đó, bàn về sự cố nét dầm thép ngang được cho là hi hữu thế giới trong dự án xây dựng cầu Vàm Cống, đặc biệt là những vướng mắc trong xử lý trách nhiệm cũng như yêu cầu Liên danh nhà thầu chính GS Engineering & Construction và Hanshin Engineering & Contrustion Co., Ltd (Hàn Quốc) phải thực hiện trách nhiệm với dự án khiến Bộ GTVT gặp nhiều khó khăn.
Đây là điều khó hiểu, vì theo ĐBQH Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) trong đầu tư xây dựng, chủ đầu tư (cụ thể là Bộ GTVT) phải là đơn vị làm chủ.
Như vậy, vai trò của Bộ GTVT trong dự án này là phải quán xuyến mọi việc từ khâu tư vấn thiết kế, tới khâu thi công, đồng thời có trách nhiệm giám sát quá trình thi công của nhà thầu.
"Giờ sự cố đã xảy ra, Bộ GTVT phải chủ động mời ngay cơ quan có chức năng thẩm định dự án tiến hành thẩm định, thẩm tra, đánh giá lại về dự án này. Trên cơ sở đó, sẽ xác định rõ sự cố vết nứt dầm thép ngang là do nguyên nhân gì? Lỗi ở đâu? Là lỗi ở khâu thiết kế hay lỗi do khâu thi công hay còn có lỗi của khâu giám sát thực hiện dự án...?
Tôi băn khoăn không biết chủ đầu tư có sát sao, có quan tâm, giám sát chặt chẽ tới dự án không hay chỉ giám sát dựa trên những báo cáo của nhà thầu? Trả lời được câu hỏi trên sẽ trả lời được câu hỏi vì sao xảy ra sự cố nghiêm trọng như vậy mà không phát hiện được ngay?
Và như vậy cũng sẽ lý giải được vì sao là đơn vị làm chủ nhưng Bộ GTVT lại để nhà thầu làm khó ngược, gây sức ép, thậm chí còn có thái độ coi thường, phớt lờ khi yêu cầu làm việc?
Phải làm cho rõ thì mới xử lý thỏa đáng được", ĐBQH Lê Công Nhường nêu quan điểm.
Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: Nặng nợ công...
Vấn đề sử dụng vốn ODA tại dự án này đã không mang lại hiệu quả, làm chi phí phát sinh, đánh mất nhiều cơ ... |
Chậm khắc phục cầu Vàm Cống: Nhà thầu nói thiếu vốn, Bộ GTVT phản bác
Nhà thầu Hàn Quốc nói thiếu vốn sửa cầu, nhưng chủ đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải phản bác, chỉ rõ doanh nghiệp ... |
Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: \'Nhà thầu phớt lờ\'
Chủ đầu tư mời Chủ tịch GS E&C sang cùng làm việc, tuy nhiên, phía GS E&C không có bất kỳ hành động và phản ... |