Khi chiến tranh thương mại nổ ra

Trước thuế suất kỷ lục 25%, hàng hóa Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách “trung chuyển” qua Việt Nam để lách thuế vào Mỹ, gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa made in Việt Nam.

khi chien tranh thuong mai no ra

Vào 0h sáng ngày 6.7, Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 25% đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bloomberg nhìn nhận: "Phát súng mạnh nhất" trong cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu đã được bắn ra.

25% thuế cho 818 mặt hàng nhập khẩu, trong đó có thép, đồ gỗ, da giày, may mặc.

818 trong tổng số danh mục 1.300 mặt hàng dự kiến áp thuế 25%. Và “cuối cùng tổng số hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế có thể lên đến 550 tỉ USD, lớn hơn cả lượng hàng hóa mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hàng năm”- phát ngôn của Tổng thống Trump

Chỉ nghe thôi đã thấy nóng bỏng. Nhất là danh mục hàng hóa áp thuế kỷ lục liên quan rất nhiều đến Việt Nam.

Hãy nhớ rằng, kể từ 2017, Trung Quốc đã thay Mỹ, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đây là những số liệu: Trong vòng 10 năm tính đến 2017, kim ngạch XK hàng năm của Việt Nam sang Trung Quốc tăng khoảng 15 lần, đạt mức 50,6 tỷ USD. Trong cùng khoảng thời gian, XK sang Mỹ chỉ tăng khoảng 4 lần, đạt 46,5 tỷ USD. Ngay quý I.2018, XK sang Trung Quốc tăng 33,5%, so với mức tăng 20% đối với thị trường Mỹ.

Nhưng chính sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang khiến nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế đã ngay lập tức nhìn thấy nguy cơ ảnh hưởng của dòng vốn trước áp lực rút vốn khỏi các thị trường đang phát triển như ở Việt Nam - xuất phát từ những phản ứng cấp kỳ của các nhà đầu tư.

Trong khi đó, trước thuế suất kỷ lục, hàng hóa Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách “trung chuyển” qua VN để lách thuế, gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa made in Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh từng đưa ví dụ mặt hàng thép nếu trung chuyển qua Việt Nam sẽ khiến thép Việt Nam có thể đối mặt với việc bị "trừng phạt" thương mại từ Mỹ, thông qua việc áp đặt thuế tương tự.

Trưởng ban, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện CIEM Nguyễn Anh Dương cũng nhìn nhận Việt Nam có quy mô kinh tế còn tương đối nhỏ, chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, chưa phải là đối tượng để Mỹ đưa ra những hành động trực tiếp. Nhưng cũng chỉ cần một vài động thái áp thuế chống bán phá giá và một số biện pháp phòng vệ thương mại khác cũng đủ khiến Việt Nam "đau đầu".

Có lẽ, một hàng rào kỹ thuật để tránh hàng hóa tồn kho trung chuyển qua Việt Nam gây “méo mó”, “bất định” thị trường là thứ chúng ta cần phải tính đến. Có lẽ, một kịch bản đánh giá tác động là thứ không bao giờ thừa.

khi chien tranh thuong mai no ra Tổng thống Trump và \'chuyến tàu lượn\' chiến tranh thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa cả thế giới lên "chuyến tàu lượn" chiến tranh thương mại với khát khao giành thêm chiến thắng như ...

khi chien tranh thuong mai no ra Trump dọa áp thuế với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu TQ

Trong một động thái tiếp tục gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, Tổng thống Trump đã ...

khi chien tranh thuong mai no ra Cuộc chiến thương mại 39 tỉ USD

Chiến tranh thương mại đang chực chờ nổ ra giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế ...

/ Lao động