Mới đây, Bộ GDĐT đã có dự thảo về cơ chế tự chủ giáo dục đại học đối với các trường công lập trình Chính phủ.
Mới đây, Bộ GDĐT đã có dự thảo về cơ chế tự chủ giáo dục đại học đối với các trường công lập trình Chính phủ.
Theo dự thảo này, cơ chế tự chủ sẽ áp dụng với tất cả các cơ sở giáo dục ĐH công lập (trừ các trường ĐH xuất sắc và hệ thống trường chính trị).
Nếu Nghị định này được Chính phủ thông qua, 100% các trường đại học công lập được phê duyệt đề án tự chủ, thì mức học phí đại học cũng sẽ tăng lên.
Trong NĐ 86/2015/NĐ-CP đã quy định rất rõ về mức trần học phí đại học từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 với cả trường chưa thực hiện tự chủ và đã được tự chủ toàn diện. Theo đó, mức học phí chênh lệch khá cao.
Các trường đại học đã tự chủ tài chính sẽ phải đóng cao gấp 2 đến 3,5 lần so với hiện nay (mức 980.000 – 1,43 triệu đồng/sinh viên/tháng).
Còn so với học phí trường đại học công lập chưa tự chủ hiện nay 7,4-10,7 triệu đồng/ năm học 2017–2018 thì mức học phí trên sẽ tăng gấp 2,8 đến 4,7 lần.
Với trường được tự quyết định mức thu để bù đắp hoàn toàn các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí có thể còn cao hơn nữa.
Trích NĐ 86/2015/NĐ-CP về mức tăng học phí đối với trường tự chủ toàn diện và trường chưa tự chủ. |
Đặc biệt, đối với loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên sẽ phải áp dụng mức đóng học phí mới để phù hợp với đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.
Đối với dự thảo về cơ chế tự chủ giáo dục đại học đối với các trường công lập, nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đào tạo.
“Việc tự chủ là tất yếu, là thuộc tính của ĐH. Tự chủ không chỉ có tăng học phí, mà còn tự chủ về mặt học thuật, về bộ máy, chất lượng. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng, trường ĐH phải có tiền để đầu tư, nên tăng học phí là tất yếu. Nhưng rõ ràng, người học không đóng thì Nhà nước phải hỗ trợ, Nhà nước không chi thì người học phải đóng. Không thì nhà trường lấy đâu kinh phí để đầu tư cho chất lượng giáo dục, trang thiết bị, trả lương cho giảng viên...” – PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội, bày tỏ quan điểm.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Tự chủ đồng nghĩa với việc tăng học phí, nhưng liệu có tỉ lệ thuận với tăng chất lượng giáo dục và giảm được tình trạng cử nhân thất nghiệp?
Trong khi, việc tăng học phí chắc chắn sẽ là một gánh nặng với sinh viên nghèo.
Top 10 đại học chi phí thấp nhưng chất lượng ở Mỹ
Học phí thấp nhưng 10 trường công lập này được hiệu trưởng của nhiều đại học ở Mỹ đánh giá cao, theo US News World ... |
Tiến sĩ nợ bằng 4 năm vì thiếu tiền đóng học phí
Chỉ vì thiếu tiền đóng học phí, một trưởng khoa phải nợ bằng tiến sĩ ở nước ngoài 4 năm chưa thể lấy được. |
Trường ngoài công lập nào thu học phí cao nhất?
Các trường ngoài công lập tự xác định học phí. Khoản thu này thường lên đến hàng trăm triệu đối với những trường quốc tế. |
https://laodong.vn/giao-duc/hoc-phi-dai-hoc-cong-lap-se-tang-len-50-trieu-dongnam-571744.ldo