Pháp Chính kề vai sát cánh với Tiên chủ tung hoành thiên hạ, đánh Tây dẹp Trung, xây dựng Thục Hán, viết nên trang sử chói lòa giữa khói lửa mịt mù thời chiến loạn. Tuy nhiên, Tam Quốc Diễn Nghĩa không thể cho Chính tỏa sáng, vì sao?
Bên cạnh Ngọa Long - Phụng Sồ, dưới trướng Lưu Bị còn có một mưu sĩ tài năng khác.
Y dẫn đường cho Lưu Bị hất cẳng Lưu Chương chiếm Ích Châu, giúp Lưu Bị đoạt Hán Trung từ tay Tào Tháo.
Y là kẻ duy nhất lộng quyền giết người mà Khổng Minh không cản, là kẻ duy nhất Khổng Minh cho rằng có thể ngăn được Lưu Bị đông chinh.
Y được Trần Thọ xếp ngang hàng với Quách Gia.
Y là Pháp Chính.
Pháp Chính, mà không “chính”, Hiếu Trực, mà không “trực”.
Pháp Chính là ai?
Pháp Chính tự Hiếu Trực, người quận Hữu Phù Phong, Mi huyện.
Kiến An sơ niên, thiên hạ mất mùa, Chính lặn lội vào Thục đầu quân cho Lưu Chương, nhưng không được trọng dụng, lại còn bị bọn môn khách ở các châu ấp chê là không có phép tắc, nên bất đắc chí.
Tưởng như Chính sẽ trải qua một đời an nhàn vô tích sự như thế, thì nào ngờ Trương Tùng xô đẩy cho Chính đi sứ Kinh Châu, gặp được Lưu Bị, để rồi “mặt trời chân lý chói qua tim”.
Từ ấy, Chính kề vai sát cánh với Tiên chủ tung hoành thiên hạ, đánh Tây dẹp Trung, xây dựng Thục Hán, viết nên trang sử chói lòa giữa khói lửa mịt mù thời chiến loạn.
Tuy nhiên, Tam Quốc Diễn Nghĩa không thể cho Chính tỏa sáng.
Bởi tiểu thuyết chỉ có thể tập trung hào quang cho vài nhân vật điển hình, mà Chính dù thuộc phe “chính diện”, nhưng lại là kẻ thiện ác bất phân, nhập nhằng không rõ.
Pháp Chính, mà không “chính”, Hiếu Trực, mà không “trực”. Nếu phải dùng một chữ để nói về y, đó hẳn là: Tà!
Chính trường tầng tầng mờ ám
Đầu tiên, y lén lút tư thông với Lưu Bị. Nhưng khi hiến kế cho chủ mới, Chính có vỗ ngực bảo đảm sẽ làm nội ứng không? Không, Chính nói thế này:
“Dựa vào cái anh minh tài lược của tướng quân, thừa lúc Lưu mục hèn yếu mà lấy Ích Châu; Trương Tùng, cánh tay đắc lực trong châu, sẽ làm nội ứng bên trong; sau này nhờ cái giàu có của Ích Châu, cậy cái hiểm trở của kho trời, nên nghiệp lớn như trở bàn tay vậy”.
Đơn giản thế thôi, đẩy Trương Tùng lên đầu sóng ngọn gió, đưa mình vào khu vực vô can.
Khi khuyên Lưu Chương đầu hàng, Chính vẫn nhất quyết lừa tới cùng, đầu thư đã tranh thủ giãi bày nỗi oan bị liệt vào thành phần phản động:
“Chính vốn vụng tính vô thuật, mà nay minh hảo giữa hai bên bị tổn hại, sợ là tả hữu chẳng rõ gốc ngọn, tất đều quy tội cho Chính, khiến Chính hổ thẹn tới chết, còn làm nhục tới Chấp sự, bởi vậy đành bỏ thân ở ngoài, chẳng dám về phục mệnh”.
Đồng thời, tuy nội dung phân tích tình hình chính sự, nhưng mục đích chính lại là công tâm kế, đánh mạnh vào điểm yếu nhân nghĩa của Chương: “trăm họ ngày một khốn đốn”,“bách tính chẳng thể kham nổi lao dịch”.
Sau đó,quả thật Lưu Chương tự động đầu hàng với lý do không đành để dân chúng phải chịu khổ sở chiến tranh. Chỉ một lá thư mà giúp binh lính Lưu Chương lẫn quân đoàn Lưu Bị bớt được bao nhiêu xương máu.
Chiếm được Tây Xuyên, Bị phong cho Chính làm Thái thú Thục quận, Dương Vũ tướng quân, ngoài thống lĩnh kinh kỳ, trong làm Tham mưu trưởng. Tạm thời không đề cập đến thực quyền, thì có thể nói đây là địa vị dưới một người trên vạn người.
Quyền cao chức trọng như thế, Chính sử dụng ra sao?
Để trả thù cá nhân.
Gian thần nhiễu loạn triều cương hay...
... công thần âm thầm dẹp loạn?
Tam Quốc Chí viết về Chính như thế này: “Đối với ân đức một bữa ăn, nỗi oán hận một lần trừng mắt, không gì không báo phục, lại tùy tiện bắt giết làm hại rất nhiều người.”
Ân đền oán trả, vốn là lẽ thường ở đời, không gì đáng nói. Vấn đề ở chỗ, Chính đền ân thì ít, trả oán thì nhiều, mà còn là những thù hằn vặt vãnh chẳng đáng vào đâu, cho nên mới có người bất mãn bảo Khổng Minh bẩm cáo tội trạng của Chính lên Lưu Bị. Nhưng Khổng Minh không nghe, chỉ đáp:
“Chúa công khi ở Công An, phía bắc úy kị Tào Công cường mạnh, phía đông lo lắng Tôn Quyền bức bách, ở gần lại sợ Tôn phu nhân sinh biến ngay sát nách. Tình thế lúc ấy, thật là tiến thoái lưỡng nan, may nhờ Pháp Hiếu Trực giúp đỡ, chúa công mới cất cánh bay liệng tự do được, chẳng sợ ai kiềm chế mình nữa. Sao lại cấm đoán Pháp Chính khiến ông ấy không được làm theo ý riêng?”.
Pháp Chính, mà không “chính”, Hiếu Trực, mà không “trực”. Nếu phải dùng một chữ để nói về y, đó hẳn là: Tà!
Trần Thọ-tác giả bộ chính sử Tam Quốc Chí, hình như thấy Chính chưa đủ tiếng xấu, bèn sốt sắng giải thích thêm cho đúng chuẩn nịnh thần: “Lượng lại biết Tiên chủ vốn yêu mến và tin tưởng Chính, cho nên mới nói như thế”.
Một câu này cũng gián tiếp đẩy Lưu Bị vào hàng ngũ hôn quân, biến Khổng Minh thành một trung thần bất lực.
Không hôn quân sao lại để thần tử lộng quyền giết hại lương dân? Không nịnh thần sao lại lợi dụng chủ công yêu mến để lộng quyền? Không bất lực sao biết vậy mà vẫn mặc kệ hai người kia làm bậy?
Sự việc này để lại thắc mắc đến mấy ngàn năm sau, cũng góp phần quan trọng cho luồng ý kiến: Pháp Chính quyền hạn cao hơn, được Lưu Bị trọng dụng hơn Khổng Minh.
Nhưng sự thật thế nào?
Thứ nhất, lúc này Lượng là Quân sư, tạm coi việc của phủ Tả tướng quân, thuộc hệ thống quân sự. Còn Chính là Thái thú, thuộc cơ cấu dân sự. Luậnchức tước không thể nói ai cao hơn ai, nhưng thực quyền của Khổng Minh phải ở vào thế có thể kìm hãm Chính. Nếu không thì người phản đối Chính đã chẳng nhờ Khổng Minh lên tiếng.
Thứ hai, những kẻ bị giết có phải là lương dân?
Lưu Bị lấy Ích Châu, nói thẳng ra là cướp đất đoạt quyền, vậy mà quan viên cũ không kẻ nào làm phản, mãi cho đến khi Bị bệnh nặng ở Bạch Đế mới có Thái thú Hoàng Nguyên nhóm lên đốm lửa tàn.
Nên biết, khi Bị vây Thành Đô, Lưu Chương mở cửa đầu hàng, nhưng “quan dân đều muốn tử chiến”.
Hơn nữa, Ích Châu lúc đó đã và đang tồn tại hai hệ phái lớn: Đông Châu và bản địa, ngoài ra còn một bộ phận nhỏ hơn mà đại diện là Trương Tùng, Pháp Chính, Mạnh Đạt... Sau lại thêm tập đoàn Kinh Châu do Bị mang vào, khiến cục diện chính trị càng thêm phức tạp. Tuy Lưu Bị và Khổng Minh thi hành nhiều biện pháp, nhưng đa phần là phủ dụ và cô lập, chính thức diệt trừ chỉ có Bành Dạng và Trương Dụ. Vậy những kẻ chống đối khác thì sao?
Do đó, ngờ rằng việc Khổng Minh làm ngơ, Bị mắt nhắm mắt mở đối với hành động lộng quyền của Chính bởi trong đó ẩn chứa một số lợi ích chính trị, chứ không đơn giản chỉ là bất đắc dĩ phải nhân nhượng với công thần hay vì tình cảm cá nhân như nhiều người vẫn tưởng.
Chính trị đã thế, vậy còn quân sự thì sao, Pháp Chính có quang minh chính đại hơn không?
Ai là người Lưu Bị tín nhiệm nhất trong ngũ hổ tướng?
Thời Tam Quốc nổi tiếng nhất có lẽ phải nhắc đến ngũ hổ tướng của Lưu Bị, nhưng trong số đó, ai là người được ... |
Mưu sĩ giỏi hơn cả Gia Cát Lượng, khiến Lưu Bị cả đời tiếc nuối
Năm xưa nếu Lưu Bị có được sự phò tá của mưu sĩ cùng chung chí hướng này, nhiều khả năng vị quân chủ họ ... |
Mãnh tướng số 1 nhà Thục Hán, vượt xa Quan Vũ là ai?
Nhân vật sở hữu kỳ tích "lấy một chọi mười" này từng là một ái tướng được Lưu Bị rất mực trọng dụng. |