Dẹp gấp các ban, cục, vụ dư thừa cho dân nhờ

Hà Nội có đầy đủ các sở, ngành, nhưng có tới 5 ban quản lý dự án với gần 1.000 cán bộ, đó là BQLDA Dân dụng và công nghiệp, BQLDA Giao thông, BQLDA NNPTNT, BQLDA Văn hóa - xã hội, BQLDA Cấp nước - thoát nước và môi trường.

Gần 1.000 cán bộ ở 5 siêu ban QLDA. Ảnh: Tiền Phong

Gần 1.000 người ăn lương và nhiều chi phí khác cho các ban này. Còn nhiều địa phương khác cũng đẻ ra các loại ban tương tự, rồi trụ sở, xe cộ, công tác phí... Không biết các sở để làm gì mà các ban này đi quản lý các dự án, nhiệm vụ chức năng, thẩm quyền, chồng chéo.

Ban quản lý dự án quản lý như thế nào mà chất lượng cấp thoát nước giao thông tồi tệ như vậy, dân có quyền hỏi câu này. Hay là lập ra các ban quản lý để nhiều người có cơ hội tiếp cận đến những món mồi thơm của dự án.

Sau vụ việc mất gần 400 triệu đồng của ông Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường Nguyễn Xuân Quang, dư luận mới có dịp quan tâm đến Tổng cục Môi trường với rất nhiều cục, vụ, và giật mình khi Tổng cục Môi trường có tới 18 đơn vị trực thuộc với một lực lượng cán bộ công chức nhiều đến khó tin. Đọc danh sách các đơn vị và các chức danh của Tổng cục Môi trường, mới hiểu vì sao yêu cầu về tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy là việc hết sức cấp bách hiện nay.

Riêng Văn phòng Tổng cục có 1 Chánh văn phòng, 3 Phó Chánh văn phòng. Văn phòng quản lý 5 đơn vị trực thuộc gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Văn thư lưu trữ, Phòng Tài vụ, Trung tâm tin học, Phòng Hành chính - Quản trị với trên 40 cán bộ, nhân viên. Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ có 1 Vụ trưởng và 3 Phó vụ trưởng, 7 chuyên viên và 3 cán bộ hợp đồng. Vụ Tổ chức cán bộ có 1 Vụ trưởng, 3 Phó vụ trưởng và 4 chuyên viên khác. Lãnh đạo với nhân viên bằng nhau.

Lãnh đạo nhiều phải tính đến Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, có 3 Phó cục trưởng, 13 lãnh đạo cấp phòng, trong khi chỉ có 6 chuyên viên. Cục này nhiều phó là phải, bởi vì có nhiệm vụ trực tiếp đi cơ sở, đến các doanh nghiệp để kiểm tra, kiểm soát về môi trường. Ai cũng thích có cái chức để đi kiểm soát doanh nghiệp, ngồi đút chân gầm bàn lương ba đồng ba cọc cũng chán.

Có những cục được đẻ ra như Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Cục Môi trường miền Nam. Vậy thì môi trường các miền khác ai quản? Tại sao không chỉ là một Cục Môi trường để quản tất cả các miền?

Còn nhiều đơn vị cồng kềnh tương tự. Tiền đâu mà chịu cho siết, dân đâu mà chịu cho thấu. Cắt giảm gấp cho dân nhờ.

“Siêu ban”, siêu ngốn ngân sách và siêu… kém hiệu quả

Trong lúc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII đang bàn thảo về tinh gọn bộ máy cán bộ công ...

Bội chi ngân sách 9 tháng giảm mạnh

Bội chi ngân sách Nhà nước 9 tháng khoảng 61.500 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2016 là 152.200 tỷ.

Bộ máy cồng kềnh, ngốn tiền ngân sách

Bộ máy hành chính của Việt Nam cồng kềnh, không hiệu quả, tác nhân ngốn hết nguồn lực chi đầu tư, là điểm nghẽn làm suy ...

Ngân sách cạn kiệt vì... biên chế

Hội nghị Trung ương 6 đã chỉ ra: Nhiều địa phương và cả trung ương thực hiện không nghiêm túc việc tinh giản biên chế, ...

Tủi phận doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dù hàng năm đóng góp khoảng 45% vào GDP cả nước và 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước nhưng nhóm DNNVV vẫn khó ...

(https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dep-gap-cac-ban-cuc-vu-du-thua-cho-dan-nho-569302.ldo)

/ Theo Lê Thanh Phong/Báo Lao động